SỰ
RA ĐỜI CỦA VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI: NHỮNG CÂU CHUYỆN CHƯA KỂ TỪ VÀI BA MƯƠI NĂM
TRƯỚC…
(... Dưới đây là những hồi ức và suy nghĩ hoàn toàn của cá nhân tác giả trong một giai đoạn gần 25 năm sôi động gắn liền với những người bạn thân thiết cũng như với những người trái quan điểm gay gắt. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về bài viết của mình và vui lòng sẵn sàng tranh luận với mọi người quan tâm...)
Mở đầu
Năm 1945, ngay từ khi nền
dân chủ cộng hòa vừa thành lập,, dân tộc Việt Nam đã phải anh dũng gồng mình đương đầu với 30 năm chiến tranh ác liệt và cuối cùng đã chiến thắng hai đế quốc mạnh
hàng đầu thế giới. Chính sách cấm vận trong hơn 10 năm sau đó của đế quốc Mỹ và
bè lũ lại tiếp tục âm mưu cô lập nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa với phần lớn thế
giới – kể cả các nước láng giềng có truyền thống giao lưu từ xưa trong khu vực
ASEAN – hòng kìm hãm nhân dân Việt Nam trong đói nghèo, lạc hậu.
Chủ trương ĐỔI MỚI của Đảng và Nhà nước Việt Nam
trong thập kỷ 80 của thế kỷ trước đã có một tác động quyết định trong việc đưa
Việt Nam phát triển nhằm thoát khỏi vị
trí của một quốc gia đói nghèo và tiến lên trên con đường hội nhập quốc tế bình
đẳng về mọi phương diện,
Phần I: Nóng bỏng, rối rắm…và mờ mịt…
Kinh tế xã hội phát triển
nhanh chóng đã bộc lộ rõ rệt những nhược điểm cơ bản của hệ thống giáo dục và
đào tạo nguồn nhân lực.trước đó.Trước đòi hỏi của giai đoạn phát triển kinh tế
xã hội mới, nhân lực có của Việt Nam vừa yếu vừa thiếu: thiếu về đô lượng, về
ngành nghề và yếu về chất lượng, kiến thức và nhất là kỹ năng trong những lĩnh
vực kinh tế mũi nhọn. Nền giáo dục và đào tạo trong nước lúc đó – kể cả sự bổ
sung của nguồn đào tạo hang năm được gửi sang các nước Đông Âu và Liên Xô – hoàn toàn không đáp ứng nhu cầu mới mẻ và to
lớn của xã hội đương thời.
Đảng và Nhà nước đã kịp thời
thấy rõ nhu cầu bức thiết đó và đã đưa ra phương châm chỉ đạo chiến lược : Giáo dục là quốc sách hàng đầu, kèm
theo nhiều chủ trương, nghị quyết và khuyến cáo đẩy mạnh đổi mới giáo dục và
đào tạo.
Thế nhưng những chủ trương cụ
thể về mục tiêu và phương thứ thực hiện một
cuộc cách mạng – đổi mới thực sự trong hệ thống giáo dục và đào tạo thì đội ngũ
chuyên gia trong cả nước hoàn toàn đang lúng túng…
Nội dung chính của việc đổi
mới hệ thống giáo dục – đào tạo trong thời kỳ này tập trung vào hai mục tiêu chủ
yếu.
Mục tiêu thứ nhất, có tính
chiến lược dài hạn trong suốt hàng chục năm sau là: Xác định đúng nội dung, yêu
cầu của việc phân luồng, phân loại đào tạo nguồn nhân lực sau Trung học sao cho
đầu ra của hệ thống đào tạo trong từng giai đoạn đáp ứng đúng với nhu cầu thực
sự của kinh tế - xã hội đồng thời cũng phù hợp nhất với khả năng tài chính,
hoàn cảnh xã hội và năng lực thực sự của từng đối tượng được đào tạo.
Mục tiêu thứ hai, vừa là yêu
cầu cấp bách trong ngắn hạn nhưng cũng vừa đóng góp vào chiến lược giáo dục và
đào tạo lâu dài” Tìm hiểu, thí điểm tiến đến những phương thức và loại hình đào
tạo mới, hiện đại nhằm bổ sung, hỗ trợ cho loại hình đào tạo truyền thống được
thực hiện trong nước từ hàng trăm năm nay, qua nhiều chế độ chính trị trong 4
thời kỳ lịch sử: Thời kỳ trước Cách mạng Tháng 8 với hệ thống giáo dục của thực
dân Pháp thực hiện trong hơn 80 năm kết thúc bằng một dự án cải cách dở dang do
Hoàng Xuân Hãn đề xướng nhưng chưa được thực hiện; thời kỳ hai cuộc chiến tranh
chống Pháp và chống Mỹ, thời kỳ hội nhập quá độ giữa nền giáo dục Miền Bắc XHCN
với nền giáo dục được thực hiện do chính quyền ngụy Sài gòn trước đó trong vùng
tạm chiếm và cuối cùng là thời kỳ sau năm 1980.
Nhiều đoàn cán bộ giáo dục ở
cấp Bộ, ngành được cử đi học tập kinh nghiệm các nước – chủ yếu là các quốc gia
phát triển phương Tây mới bắt đầu có quan hệ với Việt Nam. Nhiều nhà khoa học,
nhà giáo dục người Việt yêu nước trên thế giới cũng đã gửi thư, góp ý, thậm chí
có người còn vài ba lần về nước tham dự hội thảo, thảo luận với chuyên gia
trong nước và xin được trực tiếp trình
bày ý kiến với các nhà lãnh đạo Nhà nước và ngành giáo dục như Thủ tướng Phạm
Văn Đồng. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Tạ Quang Bửu v..v..
Vào thời kỳ này, toàn thế giới
đang bắt đầu sôi sục tiến bước vào một kỷ nguyên mới: của loài người: kỷ nguyên
của Nền Kinh tế mới – Nền kinh tế tri thức – Nền kinh tế học tập - cho nên ở hầu
hết các quốc gia trên thế giới, nhất là ở các nước phát triển, đều đang có những
phong trào và chủ trương cải cách, đổi mới giáo dục của từng nước.
Hai phương hướng có ảnh hưởng
quan trọng đến tư duy của các nhà quản lý giáo dục Việt Nam lúc ấy là chủ
trương xây dựng Đại học 2 giai đoạn của Pháp và chủ trương xây dựng các Đại học
cộng đồng địa phương của Mỹ.
Từ rất lâu trước năm 1980, hệ
thống đại học Pháp – và ở cả khôi các quốc gia sử dụng Pháp ngữ - người ta chủ
trương nhập học tự do sau trung học (admis d’office). Ngoại trừ các trường đào
tạo bác sĩ y khoa và kỹ sư các chuyên ngành có tổ chức thi tuyển sinh vào trường,
tất cả các đại học (Univerrsité) khác đều nhận sinh viên tốt nghiệp Tú tài
(Baccalauréat) vào thẳng học một năm giai đoạn một (Premier cycle), cuối năm có một
kỳ thi rất ngặt nghèo tuyển sinh vào giai đoạn chuyên ngành. Thông thường tỷ lệ
rơi rụng của kỳ thi này lên đến 70, 80%. Do năng lực thu nhận của hệ thống đại
học Pháp rất lớn, phương thức này có vẻ biểu hiện được việc “tạo điều kiện học
tập bình đẳng cho mọi người” Sau khi tốt
nghiệp Trung học, ai không muốn học nghề và đi làm đều có thể “thử sức” trong 1
năm – thậm chí vài ba năm – xem mình có theo học đại học được không? Sau vài ba
năm, nếu thực sự thấy rõ trình độ và khả năng của mình mà nản lòng thì đành rút
lui tìm đường khác! Tuy nhiên đứng về phía quốc gia thì đây là một sự lãng phí ghê
gớm vì hàng năm đất nước phải bỏ ra một khoản chi phí đào tạo rất lớn mà chẳng
thu được gì. Đối với những thanh niên giữa đường đứt gánh thì thiệt hại càng lớn
hơn: Không những lãng phí tiền nong, họ đã còn lãng phí vài năm tuổi thanh xuân
để bắt đầu lại từ đầu.
Từ cuối những năm 80 của thế
kỷ trước, dưới thời Bộ trưởng Josseph Fontanet nhiều nhà cải cách giáo dục Pháp đã đưa ra mô hình đại học hai giai
đoạn 2 + 2: Giai đoạn một đối với sinh viên vào các trường đại học không qua
thi tuyển được nâng thành một giai đoạn đào tạo gọi là ĐẠI HỌC ĐẠI CƯƠNG và kết
thúc được cấp chứng chỉ ĐHĐC – Diplôme d’
Etudes Universitaires générales – DEUG – Sang thời kỳ bộ trưởng Lionel Jospin, từ năm 1993, trong chương trình học 2 năm, có cung cấp phần
kiến thức đại cương chuẩn bị cho giai đoạn chuyên ngành về sau nhưng cũng có một
số kiến thức thực hành của giai đoạn chuyên ngành (DEUG avec obtion). Sinh viên sau 2 năm ĐHĐC, nếu không tiếp tục học
chuyên ngành để lấy bằng Cử nhân (Lycense)
thì cũng có kiến thức nghề trình độ trung cấp về một chuyên ngành nào đó để có
thể tham gia thị trường lao động có hiệu quả hoặc nếu tham gia học các trường dạy
nghề (Arts et métiers) thì nội dung học
được giảm bớt và thời gia đào tạo rút ngắn. Sau vài năm thí điểm, chương trình
đại học 2 giai đoạn với ĐHĐC có chuyên ngành (DEUG avec obtion), nhiều nhà trường đại học ở Pháp thực
hiện phương thức đào tạo này và được đông đảo sinh viên hào hứng chấp nhận.
Năm 1993, GS Bùi Trọng Liễu,
giáo sư thực thụ Đại học Lille, Chủ tịch Hội trí thức người Việt ở Pháp và Nữ
Luật sư Joelle Duy Tân, giáo sư Đại học Paris IV - là 2 trong số những đồng tác
giả tích cực chính của mô hình đào tạo DEUG avec
obtion - đã sang Việt Nam trong suốt 2 tuần lễ để giới thiệu mô hình này với
các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam cũng như trao đổi chi tiết với nhiều nhà
giáo Việt Nam.
Cũng trong thời kỳ đó Bộ Đại
học và Trung học chuyên nghiệp cử một số cán bộ nghiên cứu đi tìm hiểu về mô
hình các trường đại học cộng đồng – Community
College - ở Mỹ.
Hệ thống giáo dục và đào tạo
của Mỹ từ trước vẫn có xu hướng thực dụng hơn nhiều so với đường lối đào tạo
thiên về “hàn lâm” như ở các quốc gia Pháp ngữ và khối Đông Âu cũ. Ngoài hệ thống các trường đại học
nổi tiếng – trong đó một số rất lớn trường hàng đầu đều là trường tư thục - ở
các bang và các thành phố lớn của Mỹ có một hệ thống trường Cao đẳng cộng đồng
– Community College – công lập nhằm
đáp ứng nhu cầu học tập tại chỗ của nhân dân. Chương trình đào tạo hai năm ở
cao đẳng cộng đồng Mỹ gần giống như chương trình DEUG có chuyên ngành ở Pháp
sau này: ngoài những kiến thức đại cương cơ bản cần thiết cho những ai muốn tiếp
tục học lên chương trình đại học về sau, người ta rất chú trọng đến một số kiến
thức và kỹ năng nghề nghiệp – trình độ trung cấp – như: kế toán, thư ký, tin học
thực hành, sửa chữa cơ khí, điện, điện tử, quảng cáo và tiếp thị v..v..Mục đích
của các trường Cao đẳng cộng đồng cũng là chuẩn bị cho một bộ phận sinh viên tốt
nghiệp học tiếp lên đại học, còn một số
(tỷ lệ thường khá lớn) sau khi tốt nghiệp thì trực tiếp tham gia thị trường
lao động với những tri thức nghề nghiệp được trang bị khá tốt và sau một thời
gian, nếu có điều kiện và còn có nguyện vọng thì vẫn có kiến thức cơ bản đủ để
tham gia học cao hơn theo các phương thức đào tạo thường xuyên – continuing formation.
Kết quả của những quá trình
nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm quốc tế nói trên là từ năm học 1986 ngành giáo
dục đại học Việt Nam đưa ra phương thức đào tạo đại học theo 2 giai đoạn : 2 +
2 – giai đoạn Đại học đại cương 2 năm và giai đoạn đại học chuyên ngành 2 năm.
Hầu hết các trường đại học trong nước đều thực hiện chương trình đào tạo đó,
Các trường đại học thành lập những Khoa Đại học đại cương, ở Đại học Bách khoa
Hà Nội và Đại học quốc gia Hà Nội thậm chí còn thành lập Trường Đại học đại
cương để quản lý sinh viên trong giai đoạn 2 năm đầu.
Tuy nhiên về thực chất thì
tinh thần chương trình đào tạo hoàn toàn như cũ, việc ngắt giai đoạn đại học đại
cương chỉ là sự phân đôi chương trình đào tạo cũ, sinh viên tốt nghiệp đại học
đại cương chỉ là để học tiếp lên giai đoạn 2, nếu không học tiếp thì cái chứng
chỉ ĐHĐC và những kiến thức học được trong 2 năm chẳng biết để làm gì (và không
có một sự thừa nhận nào của thị trường lao động!)
Ở một số địa phương chưa đủ
điều kiện thành lập trường đại học thì Bộ giáo dục cùng với địa phương cũng cho
phép thành lập một số Cao đẳng cộng đồng.
Tuy nhiên những Cao đẳng cộng
đồng này nhanh chóng trở thành những trường Cao đẳng nghề thông thường vì kiểu
đào tạo theo mô hình cao đẳng cộng đồng của Mỹ hoàn toàn không hội nhập được với
hệ thống giáo dục đại học Việt Nam mà cũng không thể tạo ra nguồn nhân lực
trung cấp cho xã hội.
Vì vậy, chẳng bao lâu (quãng
3, 4 năm sau) mọi thứ trở lại như cũ, từ năm học 1998 hệ thống đại học Việt Nam
hoàn toàn xóa bỏ kiểu đào tạo 2 giai đoạn. Các trường cao đẳng cộng đồng cũng
nhanh chóng biến tướng thành những cao đẳng nghề hay cao đẳng thông thường.
Có
thể thẳng thắn xem rằng đấy là một lần thử nghiệm thất bại. (Tuy rằng cho đến
nay trong ngành giáo dục chưa có văn bản nào chính thức đánh giá và tổng kết)
Phần II: Một bước đệm cần thiết: Viện
Đào tạo mở rộng…mục tiêu là gì???
Tuy nhiên nhiệm vụ tìm tòi
phương thức và loại hình đào tạo mới, phù hợp với nhu cầu bức thiết của xã hội
đương đại vẫn là vấn đề rất lớn cần được giải quyết. Nhiều nhà nghiên cứu giáo
dục Việt Nam vẫn tiếp tục tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế, chủ yếu là ở các quốc
gia láng giềng trong khu vực có điều kiện đôi phần tương đồng.
Một khái niệm mới được các
nhà giáo dục Việt Nam bắt đầu làm quen: khái niệm OPEN LEARNING mà chúng ta dịch
là đào tạo mở. Chúng ta bắt đầu nghe đến một số nhà trường MỞ rất gần gũi về mặt
địa lý với chúng ta như : Hongkong Open Learning Institute – Indira Gandhi Open
University, SukhoThai Thammathirat Open University, Universitas Ter Buka…
Theo hướng đó, năm 1990, Bộ
Giáo dục và đào tạo quyết định thành lập 2 đơn vị: Viện Đào tạo Mở rộng 1 ở Hà
Nội và Viện Đào tạo Mở rộng 2 ở TP Hồ Chí Minh với nhiệm vụ chính là nghiên cứu thí điểm nhằm tìm tòi những loại
hình và phương thức đào tạo nguồn nhân lực sau Trung học đáp ứng cho yêu cầu bức
thiết của đất nước.
Viện
Đào tạo Mở rộng 1 được giao cho một nhà giáo lão thành đầy nhiệt
huyết là Kỹ sư Trần Đình Tân, nguyên Phó trưởng Khoa Vô tuyến điện tử trường ĐH
bách khoa Hà Nội, nguyên Vụ trưởng Vụ Đại học tại chức, đảm nhiệm chức vụ Viện
trưởng với cơ sở vật chất ban đầu là ngôi nhà B, 1 trong 4 ngôi nhà chính trong
khu Đông dương học xá cũ (trừ một gian tầng hầm).
Bước đầu mò mẫm, Viện Đào tạo
mở rộng 1 tổ chức một số Trung tâm theo kiểu dạy nghề: Trung tâm Tiếng Anh,
Trung tâm Tin học, đào tạo theo các chương trình chứng chỉ A, B của Bộ Giáo dục
và đào tạo, Trung tâm cơ khí sửa chữa xe máy, mỗi khóa đào tạo 3 – 4 tháng với
sĩ số khoảng 25 – 30 người/lớp, giáo viên chủ yếu là mới, Viện chỉ có 5,6 cán bộ
quản lý như các ông Nguyễn Ngọc Luyến, Nguyễn Văn Ninh, Nguyễn Ngọc Hồng….
Bước ngoặt quan trọng có
tính chất quyết định giai đoạn phát triển về sau là sự gặp gỡ của ông Trần Đình
Tân với ông Nguyễn Kim Truy – kiến trúc
sư của Viện Đại học Mở sau này. Năm
1991, ông Nguyễn Kim Truy vừa tốt nghiệp Tiến sĩ Kinh tế tại Ba Lan về nước mấy
năm, được phong Phó giáo sư và đang đảm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Khoa Kỹ sư Kinh
tế Hóa chất trường Đại học Bách khoa. Trong thời gian học tâp nghiên cứu ở Ba
Lan – một quốc gia khá gần gũi với Phương Tây – TS Nguyễn Kim Truy biết đến và bắt đầu nghiên cứu tìm hiểu về loại
hình đào tạo từ xa.
Ông Trần Đình Tân sau khi,
trao đổi với ông Nguyễn Kim Truy thì lập tức tác động với Ban Giám hiệu ĐH Bách
khoa và đề nghị Bộ GD&ĐT bổ nhiệm ông Truy về làm Phó Viện trưởng Viện ĐT Mở
rộng, chuẩn bị thay thế mình sắp nghỉ hưu. Sau khi ông Tân nghỉ hưu, Bộ nhanh
chóng bổ nhiệm ông Nguyễn Kim Truy làm Viện trưởng Viện Đào tạo Mở rộng 1..
*Việc đầu tiên của ông Truy
làm sau khi đảm nhiệm chức vụ Viện trưởng là vận dụng tín nhiệm của mình với
lãnh đạo Bộ và lãnh đạo các trường đại học bạn cũng như quan hệ cá nhân để xây
dựng một tập thể hạt nhân đồng chí đồng tâm, tìm cách đưa về dưới mọi hình thức
một đội ngũ cốt cán ban đầu. Chuyển chính nhiệm về Viện có các ông: Nguyễn Đăng
Sửu, Phan Văn Quế từ ĐH SP Hà Nội 1, Lê Văn Thanh từ ĐHSP Hà Nôi 2, Phan Trọng
Phức mới xong thời gian công tác từ Liên Xô về. Một số cán bộ nhiệt tình và rất
có tâm huyết nhưng không thể chuyển hẳn về như các ông Thái Thanh Sơn, Lê Văn
Nhương, Nguyễn Văn Thanh từ Đại học Bách khoa, Hồ Phong Tư, Nguyễn Văn Luật từ Văn phòng chính phủ, Nguyễn Ngọc
Dũng từ trường đại học Văn hóa… thì liên hệ để trường bạn, cơ quan bạn và Bộ GD
đồng ý cho biệt phái sang làm việc tại Viện Đào tạo Mở rộng. Ngoài những cán bộ
chính thức chuyển về công tác chính nhiệm hay kiêm nhiệm, PGS Nguyễn Kim Truy
còn liên hệ chặt chẽ với một số nhà khoa học và nhà giáo dục hàng đầu trong nước
có cùng tâm huyết với sự nghiệp đổi mới giáo dục nhu: GS TS Lâm Quang Thiệp, TS
Lê Viết Khuyến, TS Hoàng Minh Luật…ở Bộ Giáo dục và Đào tạo họp thành một nhóm nòng
cốt hỗ trợ nhau tiến hành nghiên cứu.
*Một việc thứ hai có tầm
quan trọng rất to lớn mà Viện trưởng Nguyễn Kim Truy đã sớm thực hiện được là vấn
đề tham gia và hội nhập vào cộng đồng quốc tế các tổ chức cải cách và đổi mới giáo
dục và đào tạo.
Cần nhấn mạnh là : Khác hẳn
với nhiều đơn vị khác trong ngành giáo dục và đào tạo, hàng năm có kinh phí đối
ngoại rất lớn thường sử dụng cho những đợt “”tham quan, thị sát kiêm du lịch giải
trí ở nước ngoài“ cho lãh đạo và cán bộ trong cơ quan, Viện Đào tạo Mở rộng 1
không hề được ngân sách cấp có kinh phí loại này. Các cán bộ trong Viện – từ Viện
trưởng trở đi – đều tận dụng quan hệ bằng hữu quốc tế của mình, tìm kiếm sự trợ
giúp của các tổ chức quốc tế và các trường bạn để tổ chức những chuyến đi tham
quan, thị sát thực sự bổ ích và có chất lượng, với thành phần tham gia tối thiểu
và đsung đối tượng – nhiều đoàn đại biểu quan trọng cũng chỉ có 1 thành viên!
Năm 1991 Viện trưởng Nguyễn
Kim Truy một mình tham dự tổ chức đào tạo từ xa quốc tế của khối Pháp ngữ -
CIFFAD – Cooperation Internationale
francophone de formation à distance – tại Mauritanie. Sang đó năm 1992 Viện
cử TS Thái Thanh Sơn tham gia Séminaire
internationale d’ etude post-doctorale – hội thảo quốc tế nghiên cứu trình độ
sau tiến sĩ về sử dụng multimedia trong đào tạo từ xa tổ chức tại quốc đảo
Mauritius và tiếp đó là tại Bordeaux, Cộng hòa Pháp. Viện Đào tạo Mở rộng Hà Nội
chính thức trở thành thành viên của CIFFAD và của ACCT – Hiệp hội văn hóa khối
Pháp ngữ.
Cũng trong hai năm 1991 –
1992, hai đoàn đại biểu của Viện đã tham dự các đại hội hàng năm của AAOU – Hiệp
hội các đại học mở Châu Á – Asian
Association of Open Universities tại
Hongkong và tại Ấn Độ. Viện cũng chính thức trở thành thành viên của tổ chức
AAOU.
Một đoàn đại biểu khác của
Viện đã thăm chính thức và khảo sát tại hai trường đại học mở có danh tiếng của
Thái Lan : ĐH Mở SukhoThai Thammathirat và ĐH Mở Ramkhamheng. Quốc vương Thái
Lan đã tặng Viện một chiếc ăngten parabol làm biểu tượng cho phương thức đào tạo
từ xa qua hệ thống phát thanh.
Với đường lối mở rộng quan hệ
hợp tác với các nhà khoa học và giáo dục có kinh nghiệm trong nước, với sự thực
sự cầu thị nghiên cứu học tập quốc tế, chỉ sau 2 năm thành lập, Viện Đào tạo mở
rộng đã bước đầu xác định được mục tiêu, đường lối và phương thức phát triển
lâu dài sau này của mình làm tiền đề cho việc tiến đến đề nghị Nhà nước quyết định
thành lập Đại học Mở Việt Nam : một loại hình đào tạo mới một sản phẩm của nền
kinh tế thông tin, nền kinh tế tri thức, của kỷ nguyên mới : kỷ nguyên Học suốt
đời: Học để biết. Học để làm,. Học để tồn
tại và Học để chung sống!
(Mời chuẩn bị xem tiếp
Phần III: Phương hướng đã định - Viện Đại học Mở ra đời -
Phần IV: Con đường phía trước rộng mở)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét