Ngay từ đầu, với tầm nhìn phát triển lâu
dài, Khoa CNTT – ĐHMHN qui định đặt phiên hiệu cho các khóa đào tạo của Khoa theo
kiểu “địa chỉ định danh” như sau:
Mã hiệu đầy đủ của khóa học: [xx] [xx] [yx] …
Cụm ký tự thứ nhất (hai số)
Ký tự thứ nhất (số) x: Chỉ địa phương đào tạo: Số 0 là Hà Nội, các số
khác gán cho Hải Phòng, Nam Định v..v..(Hiện nay đổi thành ký tự chữ cái đầu của
địa phương)
Ký tự thứ hai (số) x : Chỉ hệ
đào tạo : Số 0 là hệ đào tạo chính qui
1
văn bằng 2
2
liên thông, hoàn chỉnh kiến thức
3
tai chức, vừa học vừa làm
4
các hệ đào tạo chứng chỉ, kỹ
thuật viên
5
từ xa
6
v..v..
Cụm ký tự thứ hai (hai số): chỉ
năm nhập học – (chỉ cần cộng thêm 4 thì biết được năm tốt nghiệp (đối với hệ
chính qui/ vừa học vừa làm – đầu 0, đầu 3 – chỉ cần cộng thêm 2 thì biết năm tốt nghiệp
các hệ chuyển tiếp, văn bằng 2 – đầu 2 v..v..)
Cụm thứ ba (chữ +số) yx: Chữ y: Các khóa đào tạo chính qui đều khai giảng
nửa cuối năm (từ tháng 7 đến tháng 12) có ký hiệu là B, các hệ đào tạo khác có
thể có một kỳ tuyển sinh khai giảng vào nửa đầu năm (từ tháng 1 đến tháng 6) có ký hiệu là A còn kỳ cuối năm vẫn cõ ký hiệu
là B. Nhìn ký tự này có thể tính được khoảng tốt nghiệp ra trường của sinh viên
Số x: chỉ phiên hiệu của các lớp trong 1 khóa : lớp 1, 2, 3,…
Tiếp sau phiên hiệu khóa học là 3 con số chỉ mã số sinh viên
Chẳng hạn sinh
viên Nguyễn Văn X có mã số là : 00-04-B3-136 được hiểu là: Nguyễn Văn X học tại Hà Nội, hệ chính qui, nhập học cuối năm 2004, lớp
thứ 2, có số hiệu sinh viên là 136. Đây là một tài nguyên số duy nhất, với
ý đồ là sẽ được sử dung cho sinh viên sau này trong mọi giao dịch với Khoa: thẻ
sinh viên, mã số đăng nhập website và forum của Khoa v..v..)
Khóa học của
Nguyễn Văn X thường gọi tắt là khóa 04-B3, và có thể biết ngay là bình thường thì Nguyễn Văn X sẽ tốt nghiệp sau tháng 6 năm
2008.
*Các thầy cô quản
lý chủ chốt trong Khoa đều là những người có kinh nghiệm giảng dạy và tổ chức
quản lý giảng dạy hàng chục năm ở nhiều trường Đại học có truyền thống nên ngay từ đầu đã thống nhất
quan điểm, chủ trương và bắt tay vào một số công việc có tầm quan trọng hàng đầu.
Một thuận lợi
rất lớn trong giai đoạn này là Viện tạo điều kiện cho Khoa chủ động về mặt nhân
sự, hoàn toàn không có hiện tượng “ép gửi“ từ trên xuống (như vẫn thường thấy ở
nhiều cơ quan đơn vị…) do đó lãnh đạo Khoa có điều kiện triển khai những quan điểm
xây dựng đội ngũ của mình.
·
Trân trọng những thấy cô giáo nhiều kinh nghiệm: Muốn phát triển nhanh và có chất lượng, Khoa phải có chính sách thu
hút sự gắn bó lâu dài đối với đội ngũ giảng viên thỉnh giảng nhiệt tình và có
trình độ cao. Một số Thầy sau khi đến tuổi hưu trí, Khoa đã ký hợp đồng và đảm
bảo chế độ đối đãi như cán bộ cơ hữu của Khoa. Vì vậy mà một số Thầy
giáo có trình độ cao, có tiếng tăm trong ngành đã tự nguyện xem mình là người của
Khoa, luôn quan tâm và gắn bó với Khoa
như các Thầy Nguyễn Địch, Dương Viết Thắng (đã mất), Nguyễn Tài Hào, Đặng
Thành Phu, Bùi Công Cường, Thạc Bình Cường, Nguyễn Thanh Tùng, Nguyễn Tô Thành,
Ngô Thế Khánh, Bùi Tuấn Khang, Đoàn Văn Đức, Nguyễn Gia Hiểu, … Uy tín của đội ngũ Thầy giáo chất lượng cao
đó đã góp phần nâng cao uy tín và tín nhiệm của cho Khoa trong đào tạo và góp
phần tạo cho sinh viên lòng tự hào về Khoa mình, Thầy mình.
·
Tự đào tạo đội ngũ: Nhưng không thể chỉ dựa vào đội ngũ giáo viên thỉnh giảng ngày
càng hiếm hoi đó, muốn phát triển ổn định lâu dài, Khoa phải có lực lượng cơ hữu
của chính mình, do mình tạo nên. Từ 1995
khi Khoa có những khóa sinh viên tốt nghiệp đầu tiên (hệ chuyển tiếp), một số
sinh viên xuất sắc được giữ lại làm giảng viên cơ hữu hoặc cộng tác viên của
Khoa như Lương Cao Đông, Trương Tiến Tùng, Vũ Việt Anh... cùng với một số sinh
viên giỏi tốt nghiệp ở các Trường bạn được Khoa thu hút về như: Nguyễn thị Thanh
Thủy, Thái Thanh Tùng, .. đã là lực lượng giảng dạy nòng cốt trọng những năm đầu
cùng với đội ngũ các giảng viên thỉnh giảng. Tiếp đó Khoa có chủ trương cụ thể
đề nghị với Viện nhanh chóng chuẩn bị cho phép sớm tuyển dụng một số sinh viên
của Khoa tốt nghiệp xuất sắc của các khóa tiếp sau để bồi dưỡng thành đội ngũ
giảng viên cơ hữu của Khoa vì Khoa nhận thức rất rõ rằng: Chỉ có là cán bộ viên
chức cơ hữu thì mới hết lòng đi sâu tìm hiểu những đặc điểm của Khoa để nhanh
chóng đề xuất được những phương sách xây dựng Khoa hữu hiệu nhất. (Cần nói rằng,
chủ trương này của Khoa đã từng bị phê phán là “kém hiệu quả về mặt kinh tế” vì rõ ràng ai cũng biết là việc sử dụng
giáo viên thỉnh giảng “đơn giản” hơn và trách nhiệm nhẹ nhàng hơn nhiều so với
việc phải “cưu mang” một biên chế khá lớn trong hoàn cảnh đầu tư ban đầu của
Khoa còn rất khó khăn!). Nhờ chủ trương đúng đắn đó mà đến năm 1996, Khoa CNTT
là Khoa có tỷ lệ đội ngũ giảng dạy cơ hữu của Khoa so với số sinh viên cao nhất trong Viện.
·
Về mặt tổ chức, từ cuối năm
1995, ngoài Chủ nhiệm Khoa là PGS-TS Thái Thanh Sơn, Viện đã quyết định mời
thêm PGS-TS Nguyễn Đức Nghĩa khi đó đang làm Phó Chủ nhiệm Khoa CNTT ĐH Bách
khoa Hà Nội về kiêm nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Khoa. Với nhiệt tình đóng góp cho Khoa và Viện,
theo thông lệ cán bộ kiêm chức trong Bộ không được tham gia quản lý ở hai đơn vị
nên PGS Nguyễn Đức Nghĩa đã tự đề nghị từ nhiệm cương vị Phó Chủ nhiệm Khoa CNTT
ở ĐHBK Hà Nội để nhận chức vụ kiêm nhiệm ở Viện.
Trong năm 1995 ở Viện thành lập một khoa mới,
tên gọi chính thức theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo là Khoa Điện tử -
Viễn thông (Electronic &
Telecommunication). đào tạo kỹ sư Thông tin Vô tuyến điện và kỹ sư Điện tử.
Tuy nhiên Khoa bạn lại sử dụng tên gọi là Khoa Công nghệ Điện tử - Viễn thông –
Thông tin. Điều này có thể (và thực sự
là đã có) gây nhầm lẫn địa chỉ đào tạo trong Viện và làm cho không ít người tưởng
rằng Khoa CN Thông tin chỉ là một bộ phận của Khoa bạn. Để tránh nhầm lẫn, đôi
khi rất đáng tiếc, Khoa .đã đề nghị và được Viện chấp nhận đổi tên lần thứ nhất
thành Khoa Công nghệ Tin học nhưng
tên giao dịch tiếng Anh vẫn là Faculty of Information Technology - FITHOU
·
Về mặt cơ sở vật chất cho đào tạo, cũng như nhiều Khoa khác
trong Viện, trong những năm đầu Khoa gặp
vô vàn khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua. Viện Đại học Mở Hà Nội là một
cơ sở đào tạo công lập nhưng không được Nhà nước cấp kinh phí. Ngoài ngân sách
cấp cho quỹ tiền lương cán bộ cơ hữu là công chức Nhà nước (đến năm 1996 cả
khoa chỉ có 01 biên chế công chức, từ 2001 tăng lên 3 biên chế, đến 2010 cũng
chỉ còn lại có 2 biên chê) thỉnh thoảng đôi ba năm có thêm một chút ngân sách dăm
ba chục triệu cho các đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Bộ, cấp Viện. Nhưng cũng
vì là trường công lập nên không thể huy động vốn xã hội hóa, qua đóng góp cổ phần
như các trường tư thục, mặt khác vẫn cần phải thực hiện đúng qui định Nhà nước
về khung học phí của các trường công lập đồng thời thực hiện đầy đủ mọi chế độ
đối với đối tượng sinh viên thuộc diện chính sách (thường năm chiếm khoảng 8
-10% tổng cộng mọi khoản thu của Khoa). Năm đầu số lượng sinh viên còn ít, nhưng ngay
từ năm 1994 trở đi Khoa đã đối diện với khó khăn lớn về cơ sở vật chất cho đào
tạo: phòng học và phòng máy tính thực hành.
Khoa đã rất chủ động tìm mọi cách giải quyết
trong khả năng có thể.
Trong những học kỳ đầu, sinh viên các khóa
01-91, 02-91 và 00-93 thực tập tại phòng máy mini của Viện: ngoài 5 máy cũ thời
Trung tâm Tin học Viện Đào tạo Mở rộng I có được Bộ “san sẻ” thêm 3 máy tính AT
286 và AT 386 với ổ cứng 1MB và 3MB.
Do quan hệ cá nhân của các cán bộ giảng
viên trong Khoa, Khoa liên hệ được để thuê cho sinh viên đến thực tập thêm tại
Phòng máy tính của Đại học Thăng Long – là một trường đại học dân lập nhưng
trong những khóa đầu 1991 – 1996, ĐH Thăng Long trực tiếp được Hội trí thức Người
Việt ở Pháp hỗ trợ kinh phí qua sự vận động của Giáo sư Bùi Trọng Liễu, tiếp đó
sau chuyến ghé thăm của Phu nhân Tổng thống Pháp là Danièle Mitterand năm 1994,
lại được tiếp nhận sự đỡ đầu của Hội Hoa
Hồng nước Pháp do Bà làm chủ tịch nên
vào thời đó họ có phòng máy tính thực hành cho sinh viên vào loại tốt nhất ở Hà
Nội.
* Những
khóa sinh viên đầu tiên: Tuy khó khăn như vậy nhưng chỉ trong vòng 2 năm, đến
hết năm 1995 Khoa CN Tin học Đại học Mở Hà Nội đã đào tạo ra trường được 95 kỹ
sư Tin học (hai khóa 91-01 và 91- 02). Tất cả sinh viên ra trường đều được tiếp
nhận ngay vào nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế xã hội: có uy tín như: Vụ
Thông tin cơ quan TƯ Đảng, Ngân hàng BIDV, Tổng cục Bưu điện truyền thanh, Tổng
cục Đường sắt …một số được về nhận công tác giảng dạy tại các trường đại học,
cao đẳng như Đại học Thủy lợi, Học vịên Ngân hàng, Cao đẳng Công nghiệp Hà Nội
(nay là Đại học công nghiệp Hà Nội)…
·
Nghiên cứu khoa học và quan hệ quốc tế. Nghiên cứu khoa học là một hoạt động song song với hoạt động
đào tạo trong các trường đại học. Tuy Khoa mới thành lập lực lượng còn rất mỏng
nhưng nhận thức rõ tầm quan trọng của việc nghiên cứu khoa học trong trường đại
học, Khoa đã chủ động ngay từ đầu hướng cán bộ trẻ và cả những sinh viên các
năm cuối trong Khoa nhanh chóng tiếp cận các đề tài nghiên cứu khoa học về quản
lý và sản xuất phục vụ trực tiếp cho những địa chỉ ứng dụng cụ thể. Nhiều trường
đại học và nhất là các cơ quan nhà nước khác thường xuyên có nguồn kinh phí đối
ngoại rất lớn nên hàng năm thường tổ chức nhiều đợt “tham quan khảo sát” ở nước
ngoài cho rất rất nhiều cán bộ trong cơ quan. Nhưng phải lưu ý rằng Khoa CNTH –
ĐHMHN hoàn toàn không có ngân sách nhà nước cũng như nguồn kinh phí rót từ Viện
và Bộ cho nên Khoa tổ chức được những đợt công tác học tập trao đổi kinh nghiệm
sang nước ngoài là hoàn toàn do quan hệ của lãnh đạo Khoa tìm kiếm tài trợ từ
các trường bạn nước ngoài và các tổ chức quốc tế.
Năm 1992 và 1993, Chủ nhiệm Khoa được Viện
trưởng ủy nhiệm đại diện tham dự Hội thảo quốc tế về đào tạo từ xa trong khối
các quốc gia sử dụng Tiếng Pháp – CIFFAD – Commission
Internationale de Formation à Distance - tại đảo quốc Mauritius và tiếp đó là khóa tập
huấn quốc tế sau Tiến sĩ – formation Post-Doc
- tại Đại học quốc tế Bordeaux – EIB - Ecole Internationale de Bordeaux – Do những
đóng góp tích cực và có hiệu quả, đại biểu của Viện đã được mời tham gia Hiệp hội
Văn hóa khoa học pháp ngữ - ACCT – từ năm 1995.
Khoa đã chủ động quan hệ trực tiếp và tổ chức
được những chuyến viếng thăm và làm việc quan trọng tai: Đại học quốc gia - NUS
– và Đại học kỹ thuật NanYang – NTU - ở Singapore năm 1994, Đại học Công nghệ
Sydney – UTS -, Học viện công nghệ Đông Melbourne- ở Australia năm 1995.
Tiếp ngay sau đó đoàn đại biểu Học viện
Công nghệ Đông Melbourne do Bà Phó hiệu trưởng Moira Schulze dẫn đầu, có thành
viên là Chủ nhiệm khoa Khoa học máy tính của Trường sang thăm làm việc với Viện
và Khoa và đã tặng Khoa 2 suất học bổng Cao học từ năm 1996 cho 2 cán bộ trẻ
trong Khoa (kể cả bổ túc tăng cường Tiếng Anh 6 tháng tại trường AMES – trường chuyên dạy tiếng Anh cho người
không bản ngữ)
GS Thái Thanh Sơn tham dự
Hội đồng trao bằng tốt nghiệp năm 1995
tại Sydney University of Technology, Sydney
Tuy lực lượng ban đầu còn rất mỏng nhưng
Khoa đã mạnh dạn xác định hướng nghiên cứu đúng đắn lâu dài của Khoa là nghiên
cứu ứng dụng CNTT trong đào tạo từ xa và đào tạo Mở. Cán bộ của Khoa đã nhận chủ
trì một đề tài nhánh trong đề tài khoa học cấp Nhà nước đầu tiên của Viện
: Nghiên cứu đề án phát triển ĐTTX và
đào tạo mở ở Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2000 do Viện trưởng Nguyễn Kim
Truy chủ trì.
Một số sinh viên khóa 91-01 như Trương Tiến
Tùng, Vũ Việt Anh, Đặng Trần Phú … trong thời gian cuối chuẩn bị tốt nghiệp đã
tham gia thực hiện chính trong đề tài nhánh đó. Đề tài chung đã được báo cáo
nghiệm thu cuối năm 1996 và được Hội đồng nghiệm thu cấp Nhà nước đánh giá vào
loại xuất sắc.
Với những kết quả cụ thể của đề tài cấp Nhà
nước nói trên và những nghiên cứu phát triển bổ sung của Thầy trò trong Khoa về
mặt công nghệ, năm 1995 trong hội nghị của tổ chức UNESCO - APEID – tổ chức
phát triển giáo dục Châu Á – Thái Bình dương thuộc UNESCO tại Bangkok và năm 1996 trong hội nghị quốc tế
về giáo dục do Bộ Giáo dục – Đào tạo VN và Bộ Giáo dục Tây Australia đồng tổ chức
tại Hà Nội, đại diện Khoa đã có những
báo cáo khoa học được đánh giá cao và được đăng tải vào kỷ yếu của các hội nghị.
Chủ nhiệm Khoa – GS Thái Thanh Sơn - được bầu làm thành viên chính thức của
UNESCO – APEID nhiệm kỳ 1996 – 2000 (và hai nhiệm kỳ tiếp sau đó).
Thế là chỉ trong một thời gian rất ngắn
chưa đầy 5 năm kể từ ngày thành lập, vượt qua vô vàn khó khăn, Khoa Công nghệ Tin
học – Đại học Mở Hà Nội đã xây được những cột mốc vững vàng cho bước phát triển
mạnh mẽ tiếp sau.
Kéo xuống, nhấn vào : "Bài đăng cũ hơn " để xem tiếp phần 3
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét