HỎI VÀ ĐÁP VỀ TOÁN RỜI RẠC
Toán học rời rạc (Discrete mathematics) là tên gọi chung của nhiều ngành toán học có đối tượng nghiên cứu là các tập hợp rời rạc. Các ngành này được tập hợp lại từ khi xuất hiện khoa học máy tính tạo thành cơ sở toán học của khoa học máy tính cho nên còn được gọi là Toán học dành cho máy tính hay Toán - Tin học. (Math for Computer Science)
Một số phân môn chính trong Toán học rời rạc là; Lý thuyết tổ hợp, lý thuyết đồ thị, lý thuyết độ phức tạp, đại số Boole và được mở rộng cho tất cả các phân ngành toán học có đối tượng nghiên cứu là các tập hữu hạn hay đếm được như: Lý thuyết số modulo m, lý thuyết nhóm hữu hạn v..v..
Tuy một vài nội dung trong Toán rời rạc xuất hiện từ khá sớm nhưng phần lớn kiến thức quan trọng nhất của Toán học rời rạc ra đời chậm hơn nhiều so với Giải tích toán học và Toán học trên các đối tượng liên tục. Toán học rời rạc có vai trò là một công cụ ngày càng quan trọng để tiếp cận thực tế khách quan vì ngày nay như chúng ta đều biết: Thực tế cấu trúc của vật chất là cấu trúc rời rạc (lý thuyết lượng tử).
Đặc biệt, Toán học rời rạc là cơ sở lý thuyết quan trọng và cơ bản cho những lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng quan trọng hiện đại như: Mật mã học, Lô gic toán, Lý thuyết o tô mát, Ngôn ngữ Toán, Lý thuyết Học và Trí tuệ nhân tạo v,..v..,.
*
* *
Chúng tôi mở trang này như là một diễn đàn nhằm tạo điều kiện trao đổi giữa các bạn sinh viên, nghiên cứu sinh và người nghiên cứu quan tâm đến những vấn đề trong lĩnh vực Toán rời rạc.
Rất mong được sự hưởng ứng của tất cả các bạn!
WELCOME!
(Thắc mắc cách giải câu nào đề nào thì chịu khó tóm tắt ghi rõ nội dung vào phần nhận xét)
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaEm chào thầy ạ, em có thắc mắc về bài tập lớn 1 chút ạ mong thầy giải đáp giúp em ạ
Trả lờiXóaBài sô mây, mã đÊ nào?
XóaDạ thưa thầy bài số 6 mã đề 819 ạ
XóaChịu khó tóm tắt câu hổi vào đây, tôi không có thì giwof lục tìm hàng ngàn đề...
XóaEm chào thầy ạ, em có thắc mắc về bài tập lớn 1 chút ạ mong thầy giải đáp giúp em ạ
Trả lờiXóaBài số 2, mã đề 377 ạ!
XóaBài số 2, mã đề 377 ạ!
Trả lờiXóaEm chào thầy ạ,
Trả lờiXóaThầy ơi thầy có thể giảng giúp em cách để tìm số đồ thi bộ phận của đồ thị vô hướng ,đủ
không ạ
Đồ thị bộ phạn của G: Giữ nguyên các đỉnh, xóa bớt 1 số cạnh. Đồ thị vô hướng n đỉnh đủ có n(n-1)/2 cạnh, lần lượt tính: G1= số đồ thị bộ phận bớt 1 cạnh - có bao nhiêu cách bớt 1 cạnh trong n(n-1)/2 cạnh?, G2, số đồ thị bộ phận bớt 2 cạnh - có bao nhiêu cách bớt 2 trong n(n-1)/2 cạnh? v.. v.. tiếp tục đến khi bớt hết cạnh chỉ còn n đỉnh cô lập.
Xóaem cảm ơn thầy
XóaEm chào thầy ạ,
Trả lờiXóaThầy ơi thầy có thể giảng giúp bài 4 đề 649 được không ạ
Chịu khó nêu vắn tắt đề bài vào đây, tôi không có thì giwof lục hàng nghìn đề để tìm câu...
XóaEm chào thầy ạ. Thầy có thể giảng giúp em bài 1 mã đề 281 trong bài tập lớn được không ạ?
Trả lờiXóaem chào thầy? thầy có thể giảng giúp em bài 1 đề 841 với ạ
Trả lờiXóabài em thắc mắc đây ạ: chứng minh trong số 7 sinh viên có tuổi từ 18 đến 30 có ít nhất 2 sinh viên có tổng hoặc hiệu số tuổi chia hết cho 11
XóaÁp dụng định lý Dirichlet: Cố tìm cho được mấy cái CHUỒNG để nhốt các sinh viên đó vào! Ha ha ha!
Xóathầy cho em hỏi đồ thị vô hướng, đủ thì có tối thiểu bao nhiêu đỉnh ạ
Trả lờiXóaĐã là đồ thị thì ít nhất phải có ... 1 đỉnh rồi!
XóaTrong không gian với hệ trục tọa độ vuông góc Oxyz,lấy 17 điểm có tọa độ nguyên. Chứng minh rằng có ít nhất 1 tam giác mà trung điểm của các cạnh của nó cũng có tọa độ nguyên
Trả lờiXóaỨng dụng định lý Dirichlet nhốt bồ câu!
XóaThầy ơi cho em hỏi, (P v q)^(q -> r) xác định giá trị của mệnh đề trên ạ.
Trả lờiXóa