Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Nhặt trên Blog sinh viên cũ

Lọ mọ vào Blog:  k14vt.blogspot.com, nhặt được một loạt bài BÊU DANH cái anh chàng TTS ấy, bèn cóp lên đây tỏ lòng cảm tạ chân thành đến những người học trò đã từng bị Vitayson "tra tấn" từ bốn năm chục năm về trước (k14 của ĐH Bách khoa vào trường năm 1969 và tốt nghiệp năm 1974)

Bác học GS


     Kỳ Châu vừa đăng chuyện Bác học QĐ (quân đội). Mình xin góp 1 chuyện Bác học GS (giáo sư) .
    Mọi người kg ai có thể quên đc 1 người thầy cao to, 
dạy tất cả các môn thuộc chuyên ngành Toán, và dạy rất hay, 
rất dễ hiểu. Tính thầy thẳng thắn, cương trực, lại ‘ga-lăng’ nữa
là khác. Thầy có lẽ đc đào tạo từ thời Pháp thuộc. 
Với các đặc tính trên, tiếng tăm và uy tín của thầy kg những chỉ 
nổi như cồn ở khoa ta mà còn lan ra cả trường ĐHBK HN 
cũng như nhiều trường ĐH khác lúc bấy giờ. 
Chính vì thầy giỏi nên cũng có lúc đãng trí kiểu Niutơn.
 1 trong những chuyện đãng trí của thầy là câu chuyện 
‘quên vợ’. 
Mình nhớ mãi trong suốt cuộc đời, nay xin phép thầy đc kể lại
để hầu các bạn lúc rông nhàn.
     Ngày ấy kg còn nhớ là thầy đang yêu hay đã cưới 1 cô giáo 
cũng dạy khoa ta. Một buổi chiều, hết giờ lên lớp, thầy chơi
 bóng rổ tại sân vân động BK. (về thể thao, thầy khoái nhất 
môn này). Hết giờ chơi thể thao, thầy lên xe (đạp hay xe máy 
nhỉ?!) định phóng thẳng về nhà. Khi đến cổng Bạch Mai 
(cổng trường, sát ngay sân vận động) bọn trực thấy thầy về
 1 mình, kg giống như mọi ngày liền hỏi:
-    Thưa thầy, hôm nay cô kg đi dạy ạ?
-   Ờ, tớ quên! – Thầy giật mình, sực nhớ vội vàng quay xe 
trở lại tận C9 đón cô.

Ai còn nhớ tên Thầy và Cô trong câu chuyện này kg?

3 nhận xét:

  1. Cám ơn Hớn đã ôn lại kỷ niệm xưa.

    Chắc hẳn là thầy Thái Thanh Sơn, dạy lớp MT69 2 học kỳ môn toán logic
     (thời đấy gọi môn Abtomat).

  2. Xin phép Hớn đính chính lại: vợ Thầy tên là chị Thái Thu Hà (là Việt kiều Thái lan),   
    học khóa 12 khoa mình, và không phải là cán bộ giảng dạy của khoa mình
  3. Quốc nhanh tay nhanh mắt quá, đúng là thầy Thái Thanh Sơn thần tượng 

      của một nửa nhận loại đấy.

    T

    1. Hai bác đều nhận xét đúng. Thầy TTS cứ chấm phấn cuối bảng 1 fats là chuông báo hết giò. Giảng và trình bày cực kỳ logic, sáng sủa, là 'thần tượng của một nửa nhận loại'!
      Lúc nào cũng muốn gây cười thế mà lại đi hiểu sa QĐ của KC cơ chứ! Giờ thì vỡ ra rồi. Bác học QĐ! hay, hay! hehehe...

  4. Ối giời ơi Hớn ơi, nếu QĐ là Quân đội thì cần gì phải viết dài dòng như thế, QĐ là cái, cái mà giúp cho Viện trưởng của tớ không bị, không bị như Từ Hải. Có thế thì cái hàm "Bác học QĐ" nó mới hiếm và có giá chứ.






Trích “dọc” 

LÝ LỊCH Anh THÁI THANH SƠN

honngv: Vẫn nhân ngày Nhà Giáo VN, xin cọp tiếp mẩu chuyện vui về 
Thày Thái Thanh Sơn : cũng là 1 cách nhớ đến Thầy.

Tác giả bài này chắc hẳn là 1 người bạn của Thầy.

Lưu ý: Chữ đứng là NỘI DUNG, chữ nghiêng là CHÚ THÍCH.

Trích “dọc” LÝ LỊCH Anh THÁI THANH SƠN

Thứ gì Ông cũng hơn đời
Gấp năm, gấp bảy, gấp mười người ta

Anh Thái Thanh Sơn là một con người quá đặc biệt và có sức hấp dẫn lạ kỳ 
ngay cả với người mới biết

Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga
Tiếng Tầu, tiếng Thái như là tiếng Kinh
Sang Tầu, sang Mỹ, sang Anh
Mọi chuyện đều rành: hướng dẫn phải kinh!

TTS có năng khiếu ngoại ngữ (và nội ngữ: Tày, Thái) và kiến thức lịch sử văn hóa 
rất phong phú. Ngoài Tiếng Pháp và văn hóa Pháp được học từ bé anh tự học và
sử dụng tốt nhiều thứ tiếng.trong và ngoài nước.
Trong nhiều chuyến công tác, du lịch ở nước ngoài, các hướng dẫn viên bản địa
 rất ngạc nhiên với kiến thức của TTS về đất nước mình.

Guitar – Ông biết xập xình
Khi cần văn nghệ, một mình vẫn chơi
Thể thao cũng bậc cao tài,
Đua xe, bóng rổ, giật vài giải cao
Boxing còn nhớ năm nào
Thượng đài Ông đả knock-out dăm thằng

TTS là một tay văn nghệ, thể thao có hạng trong nhiều môn: Đàn Guitar, ca hát,
khiêu vũ cổ điển…và còn là Đội trưởng đội Bóng Rổ và đôi đua xe đạp ĐHBK 
nhiều lần đoạt huy chương ở các giải đấu. Năm 1964 TTS lần đầu tiên tham gia
 môn Boxing và đoạt giải Vô địch Hà Nội  (không chuyên nghiệp).

Miền Bắc giải phóng vài năm
Bách khoa Đại học xứng tầm dựng lên
Một trong hăm tám giảng viên
Hăm tám cột trụ đầu tiên của Trường.
Khoa Toán Lý mới khai trương
Mời Ông “trấn thủ” một phương Nà Lình.

Trường ĐHBK Hà Nội thành lập ngày 15/10/1956, TTS là 1 trong 28 cán bộ giảng dạy
đầu tiên được cử về chuẩn bị thành lập Trường từ ngày 1/7/1956..
Năm 1968 Bộ trưởng Tạ Quang Bửu ra QĐ thành lập Khoa Toán Lý. 
Chủ nhiệm Khoa lúc đó là GS Nguyễn Đình Trí ở HN, toàn bộ công tác quản lý 
giảng dạy quản lý sinh viên,của Khoa ở Khu C sơ tán ở Lạng Sơn do TTS đảm nhiệm.

Nước nhà còn lắm điêu linh
Kỹ thuật quân sự, việc binh rất cần
Nghe lệnh không chút phân vân
Dẫn đầu cả một toán “quân các Thầy”
Ba năm là mấy trăm ngày
Mà sao tình nghĩa đến nay vẫn bền.

Năm 1966, Nhà trước thành lập Phân hiệu 2 ĐHBK – tiền thân của Đại học 
kỹ thuật quân sự, Bộ ĐH cử TTS làm trưởng đoàn CB giảng dạy biệt phái 
sang xây dựng cơ sở m các bộ môn KHCB và làm Chủ nhiệm BM Toán  trong mấy năm 
đầu, BM Toán sau này là BM Toán-Tin, và hiện nay là Khoa Công nghệ thông tin.. 
Năm 2001 TTS được tặng kỷ niệm chương 35 năm của ĐHKTQS.

Bắc Nam thống nhất – đoàn viên
Nợ tình khôn trả, nợ tiền phải xong.
Không tiền ta sẽ trả công
Hơn trăm Thầy giáo dứt lòng đi xa
Trưởng đoàn Madagascar
Danh Thầy giáo Việt, Tổng Ma nể vì.

Sau khi thống nhất, từ năm 1981 Nhà nước chủ trương cử chuyên gia giáo dục 
ĐH (và cả TH) đi làm việc ở một số nước châu Phi để đền đáp lại sự chi viện 
tình nghĩa của họ cho ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. 
TTS làm trưởng đoàn chuyên gia đại học ở Madagascar, uy tín chuyên gia VN 
hồi ấy rất cao,Tổng thống Madagascar đương thời là Didier Ratchiraka 
đã đích thân gặp TTS và hết lời ca ngợi.

Ba năm xa xứ quay về
Xem ra mọi thứ có bề loăng quăng.
Giờ đây không kể tài năng
Đi đâu cũng hỏi “văn bằng” bác đâu?
Người ta Liên Xô, Đông Âu
Học hơn học kém, ở lâu thành bằng!

Trước năm 1975 – 80, chưa ai đặt nặng vấn đề bằng cấp, học vị, chủ yếu là ai 
“được cử” đi NCS ở LXô, Đông Âu cũ khi về thường đều có bằng PTS, 
nhưng nhiều nhà khoa học  và nhiều giảng viên ĐH tài năng được thừa nhận 
từ lâu mà cũng không có học vị gì .

Muốn bằng thì ắt có bằng:
Giáo sư – Tiến sĩ, làm phăng một lèo!

Nhà nước phong một số người là GS,PGS theo chế độ đặc cách, có người 
nói ra nói vào là GS mà không có bằng TS. 
TTS đăng ký và trong vòng 6 tháng đã bảo vệ xuất sắc luận án TS.

Giáo trình không biết bao nhiêu
Ông viết rất nhiều từ thấp đến cao.

TTS có 17 cuốn sách và  giáo trình đã xuất bản và khoảng 35 bài báo, báo cáo 
khoa học trong và ngoài nước trong 45 năm công tác ở ĐHBKHN. 
Sau khi nghỉ hưu từ 2001 đến nay đã xuất bản thêm 6 cuốn sách và giáo trình 
bậc cao và có 3 bài báo quốc tế, 8 báo cáo khoa học đăng kỷ yếu ở các 
Hội nghị quốc tế

Ứng dụng Toán, đi hàng đầu,
Công tác phong trào vào cỡ chóp bu

Dẫn đầu ngành Toán ứng dụng ở VN là GS Hoàng Tụy. TTS là 1 trong những 
cộng tác viên đầu tiên của GS Tụy. Năm 1962 thành lập Tổ Vận trù học và 
Toán ứng dụng trực thuộc UBKHNN do GS  HTụy là Tổ trưởng và 
TTS làm Tổ phó.

TTS từng là Phó Chủ tịch CĐ ĐHBK HN và là Chủ nhiệm UB Kiểm tra CĐ ngành
Đại học VN,
Ủy viên Thường vụ Ban Vận động thành lập Hội Toán học VN, 
Ủy viên Thường vụ Hội Phổ biến Khoa học VN, 
UV Trung ương Hội Tin học VN.

Lục tuần tưởng được nhàn du
Open mới mở lu bù việc công
“Bạn già” chung sức chung lòng
Hai mươi năm ấy thành công khó ngờ!

Năm 1988, TTS làm Giám đốc Đại học Đại cương, ĐHBK HN. Năm 1992, 
Viện Đào tạo mở rộng I chuẩn bị nâng thành mô hình Đại học Mở hoàn toàn 
mới mẻ ở VN. Viện trưởng lúc đó là PGS Nguyễn Kim Truy mời TTS về chung tay 
xây dựng Viện từ những ngày đầu năm 1992. 
Sau gần 20 năm Viện ĐH Mở nói chung và Khoa CNTT- do TTS thành lập 
và làm Trưởng Khoa - nói riêng đã trở thành một địa chỉ đào tạo và NCKH 
công lập có tín nhiệm trong cả nước.

Mai sau dù có bao giờ…
Quên ai thì được, không LỜ được Ông!

Những ai đã một lần biết đến TTS chắc không thể nào quên được con người 
– phải nói là rất đặc biệt và hấp dẫn đó!


Thợ trích dọc: Đặng Khải

(Phần chú thích ghi theo lý lịch khoa học của TTS và hồ sơ của các tổ chức 
khoa học – giáo dục có liên quan)

(PGS-TS Đặng Khải là sinh viên Khóa 4 ĐHBK Hà Nội được giữ lại bồi dưỡng 
làm giảng viên Khoa Toán Ứng dụng - là một nhà toán học có tiếng tăm)

Hà Nội ngày 12 tháng 12 năm 2012

Giai thoại "mới" về Thầy Thái Thanh Sơn

honngv: Một anh (có lẽ cùng đơn vị với mình) học trước k ta nhiều có comment ở bài 
" Thái Thanh Sơn: Bước vào tuổi 80" (trong blog này). Anh kể lại vài giai thoại về thầy 
Thái Thanh Sơn, mà mình cho là mới, mắc dù chuyện đã diễn ra cách đây ít nhất 
45 năm. E rằng nhiều người vô tình kg lần tới, mình cọp ra ngoài này đặng dễ thấy hơn.

Nặc danh18:18 18/11/2013
Tình cờ ghé vào đây, tôi xin góp vài kỷ niệm về thầy Thái Thanh Sơn để nhớ thầy, 
vào ngày nhà giáo 20/11. Thầy Sơn theo nghề toán nhưng có lẽ cũng thạo nghiệp văn?. 
Có một chuyện thế này: Bọn chúng tôi khi mới vào trường, được học ngay cái môn 
triết học. Có lẽ lãnh đạo khoa biết bọn tôi ngắc ngứ về nó, nên cử thầy 
Thái Thanh Sơn “Xê mi na” cho một buổi về triết học trong toán học. 
Thầy nói các nguyên lý triết học trong toán học thể hiện rất rõ, với 1 vấn đề toán học thì cũng dựa trên tính biện chứng, mâu thuẫn chung, mâu thuẫn riêng. 
Nhưng đối với dân ta nguyên lý của triết học được vận dụng trong cuộc sống 
được tóm gọn trong hai chữ “Vuông” “Tròn”. Từ xưa trăng tròn, trái đất vuông : 
Nên bánh chưng biểu trưng cho đất, bánh dày biểu trưng cho trời. 
Mọi việc được xắp đặt hoàn mỹ, tốt đẹp gọi là “Quy Củ”; Quy là là cái ê ke 
để vẽ góc vuông, Củ là cái compa để vẽ hình tròn. 
Phụ nữ khi sinh nở ai cũng mong mỏi mẹ tròn con vuông. 
Ai muốn đẽo “tròn” thì trước hết phải đẽo cho vuông. 
Thầy nói, khi xưa các bác thợ mộc tính đường kính hình tròn, nếu biết chu vi, 
qua câu “thần chú” : Quân bát, phạt tam, tồn ngũ, phân nhị” (chia tám bỏ ba, còn năm, chia đôi; và ngược lại : nhân đôi, chia 5, cộng thêm 3 phần) mà 
chẳng cần biết số “Pi” là gì. 
Hay chưa, thầy Sơn đã giải thích triết học trong đời sống và toán học với 
sự hoàn thiện của “vuông tròn”.
 
Cũng vào 20/11 năm đó, năm tôi chưa đi lính. Khi nói về người thầy, 
thầy nhắc tới các  bậc tiền bối như bác Tạ Quang Bửu, bác Ngụy Như Kon Tum
 lúc đó là hiệu trưởng trường ĐH Tổng Hợp (hồi đó chưa có ĐH Quốc Gia nhé). Thầy kể một chuyện đại ý như sau: Các “anh ấy” khi còn trẻ cũng rất nghịch ngợm, 
trước khi nhận học bổng của Nam triều lên đường sang Pháp du học, họ tới 
bái kiến vua Bảo Đại, nhà vua dặn: Triều đình phái các khanh qua đó học, 
phải ráng lấy cho được cái bằng gì đó về để dâng cho trẫm nghe. 
Chắc các “anh ấy” biết khi vua Bảo Đại ở Pháp chỉ ham nhảy nhót chứ không 
có biết học hành ra sao. Sau khi tới Pháp họ lập tức tham gia 1 lớp nhảy đầm, 
sau đó họ gửi về dâng cho đức vua cái bằng đầu tiên, mà họ lấy được sau vài tháng trên con đường du học của họ, đó là cái bằng nhảy đầm (đúng là nhanh thật). 
Thầy cười và nói không biết sắc mặt đức vua lúc đó như thế nào, và ý tứ
các “anh ấy” 
ra sao.
Góp vui với các bạn 2 mẩu chuyện về Người thầy cách đây khá lâu (43 năm) mà chúng tôi 
đã được thầy dạy dỗ.

3 nhận xét:

  1. Hay lắm, Thầy Thái Thanh Sơn quả là một người quá thông thái nên tường cổn     thông kim mới luận suy rất thuyết phục yếu tố triết lý trong toán học. 
  2. Tuyệt vời, xin cám ơn
  3. Nặc danh09:43 23/11/2013
    Cái tay nặc danh kia chắc là dân toán K14 là PTD2 rồi anh honngv à. Vì hắn mới nói mấy câu mà đã thấy com pa thước kẻ rồi. Và tời đó vời thầy hỗ trợ dẽ nhất là thầy trong Khoa mà, tính thử coi anh làm tròn hơi quá đấy. Anh tính mà xem, khi được diện kiến Thầy Sơn thì ít nhất sau vài năm sau khi anh đã được chui qua cái cổng "Cong Cong" kia. Cái tay PTD2 kia nó còn nói khiếm tốn hơn anh 2 năm cớ đấy. Ý kiến tham gia tay PTD2 này hay dấu mặt để tránh trách nhiệm đây chăng?
    Trả lời

    Trả lời




    1. Mình cũng chỉ "ăn ốc nói mò" ! Có thể Nặc danh09:43 23/11/2013 đúng, mà cũng có thể sai ! Có điều đúng là: Nếu "y" là tay PTD2 thì tay này thích chơi trò ú tim quá hà. Y thích gọt bớt noron thần kinh vốn ít ỏi của mình. hehe...
      Còn Nặc danh09:43 23/11/2013 đích thị là tay DaoDuyTinh !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét