Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

"Chiêm bao" về quà VALENTINE!


Choáng với 10 chiếc ví nữ đắt nhất thế giới

(Dân trí) - Với phụ nữ, những chiếc ví không chỉ đơn giản là vật dụng để đựng đồ đạc mà còn là phụ kiện thời trang không thể thiếu. Nếu tiền bạc với bạn không phải vấn đề, những chiếc ví đắt nhất thế giới sau chắc chắn sẽ khiến nàng ngất ngây dịp Valentine tới.

Những chiếc ví nữ đầu tiên trên thế giới lần đầu xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ 18 khi phụ nữ mong muốn có những chiếc túi vừa không quá to vừa không thô kệch ở vẻ bề ngoài. Và không đâu khác, chính nước Pháp là nơi những chiếc túi xách đầu tiên xuất hiện. Ban đầu chất liệu chủ yếu để làm túi là các loại vải mềm như lụa và nhung.
Sau thời gian ngắn, món phụ kiện thời trang này nhanh chóng vượt eo biển Manche để vào nước Anh và trở thành vật không thể thiếu với phụ nữ từ đó. Trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp, người dân di chuyển ngày càng nhiều hơn.
Một nhà công nghiệp có tên Samuel Parkinson khi ấy nhận thấy chiếc ví của vợ mình quá nhỏ và mỏng manh nên đã đặt hàng từ H.J. Cave, một nhà sản xuất túi xách da cao cấp bằng da nổi tiếng ở London, nhiều loại túi xách khác nhau có thể sử dụng trong nhiều dịp khác nhau.
Ông cũng yêu cầu nhà sản xuất phải sử dụng nhiều loại vật liệu tương tự như vật liệu làm những cái hòm và túi xách của ông. Điều này đã khiến những chiếc ví vợ ông có độc đáo hơn hẳn những chiếc ví của người bình dân. Kể từ đó, các loại túi, ví cầm tay xa xỉ đầu tiên ra đời. Đến nay đã có rất nhiều thương hiệu chuyên cung cấp các phụ kiện đắt tiền này như Coach, Louis Vuitton, Gucci, Dooney & Bourke hay Prada.
Sau đây là 10 chiếc ví dành cho nữ đắt nhất thế giới
1. Chiếc ví kim cương ngàn lẻ một đêm Mouawad – giá 3,8 triệu USD
Choáng với 10 chiếc ví nữ đắt nhất thế giới
Được thiết kế hình trái tim nạm vàng và kim cương với tổng trọng lượng tới 381,92 carat, chiếc Mouawad ngàn lẻ một đêm này chính là đỉnh cao của sự xa xỉ. Tổng cộng đã có tới 4356 viên kim cương không màu, 105 viên màu vàng và 56 viên màu hồng được sử dụng. Để tạo nên kiệt tác này các thợ thủ công mất tới 8800 giờ làm việc với 10 người cùng tham gia.
2. Hermes Birkin – giá 1,9 triệu USD
Choáng với 10 chiếc ví nữ đắt nhất thế giới
Đây vừa là một chiếc túi, vừa là một phụ kiện trang sức. Chiếc túi do nhà thiết kế người Nhật Ginza Tanaka tạo nên. Vật liệu chính tạo nên nó gồm bạch kim và hơn 2000 viên kim cương. Sợi dây đeo bằng kim cương có thể được tách riêng và đeo lên như một chiếc vòng cổ hoặc vòng tay. Chiếc túi còn có một viên kim cương hình trái lê nặng 8 carat có thể được tháo ra dùng như một vật trang trí riêng.
3. Túi kim cương vĩnh cửu Chanel – giá 261.000 USD
Choáng với 10 chiếc ví nữ đắt nhất thế giới
Rất nhiều ngôi sao trên thế giới đều thích có một chiếc túi Chanel, ví dụ như các ngôi sao của loạt phim Sex and the City tại Mỹ, hoặc diễn viên Emma Watson và Lauren Conrad đều thường xuất hiện với chiếc túi này. Được trang trí với 334 viên kim cương có trọng lượng 3,56 carat, với dây đeo vai bằng vàng trắng 18 carat, giá của chiếc túi này là 261.000 USD, tương đương khoảng 5,5 tỷ đồng.
4. Túi Lana Marks Cleopatra– giá 250.000 USD
Choáng với 10 chiếc ví nữ đắt nhất thế giới
Mỗi năm chỉ có duy nhất một chiếc Cleopatra được sản xuất. Phiên bản năm 2007 được làm từ da cá sấu với ánh bạc. Ngoài ra còn có vàng trắng 18-carat và 1500 viên kim cương trắng và đen được đính trên túi. Giá của nó là 250.000 USD, tương đương hơn 5 tỷ đồng.
5. Túi Hermes Matte Crocodile Birkin – giá 120.000 USD
Choáng với 10 chiếc ví nữ đắt nhất thế giới
Ngoài vật liệu chính là da cá sấu, chiếc túi của thương hiệu thời trang Hermes còn được đính nhiều viên kim cương trọng lượng 10 carat. Vật liệu làm túi là loại cao cấp nhất nên giá của nó không hề rẻ khi lên tới 120.000 USD. Nếu bạn không dư giả, Hermes cũng có những phiên bản giá mềm hơn, khoảng 5000 USD.
6. Túi bông hồng quý Leiber – giá 92.000 USD
Choáng với 10 chiếc ví nữ đắt nhất thế giới
Chiếc túi siêu sang này có hình dáng giống hệt như một bông hoa hồng. Đến nay mới chỉ có duy nhất một chiếc như vậy được sản xuất với tổng cộng 1016 viên kim cương có trọng lượng 42,56 carat được sử dụng. Ngoài ra còn có 1169 viên saphia và 800 hạt Tuamalin
7. Túi Hermes Birkin đen – giá 64.800 USD
Choáng với 10 chiếc ví nữ đắt nhất thế giới
Chiếc túi trên đã được một công ty có tên Doyle bán trong một cuộc đấu giá tại New York. Điều đặc biệt là nó được làm từ da cá sấu đen với các móc cài và khóa đều phủ kim cương.
8. Túi Louis Vuitton Tribute Patchwork– giá 45.000 USD
Choáng với 10 chiếc ví nữ đắt nhất thế giới
Louis Vuitton có lẽ là thương hiệu hàng xa xỉ bị làm nhái nhiều nhất thế giới. Đây vẫn được xem như tên tuổi đầu tiên cho những người mới chơi túi xách hạng sang. Nhiều ngôi sao như ca sỹ Jennifer Lopez, diễn viên Angelina Jolie, Uma Thurman và siêu mẫu Naomi Campbell đều là tín đồ của thương hiệu này.
Riêng chiếc túi này do Marc Jacobs thiết kế sử dụng các mảnh da từ 15 chiếc túi Louis Vuitton khác. Do đó nó có vẻ ngoài rất độc đáo và khác lạ đến mức chịu nhiều chỉ trích. Dù vậy vẫn có 24 người đặt mua riêng ngay sau một buổi trình diễn thời trang còn công ty đã tuyên bố sẽ không nhận thêm đơn đặt hàng Tribute Patchwork.
9. Túi Gadino của Hilde Palladino – giá 38.470 USD
Choáng với 10 chiếc ví nữ đắt nhất thế giới
Đây là sản phẩm của nhà thiết kế người Na-uy Hilde Palladino. Vật liệu chính làm túi là từ da cá sấu, ngoài ra còn có 39 viên kim cương trắng và vàng trắng được dùng để trang trí cho phần móc và khóa.
10. Túi da cá sấu Carolyn của Marc Jacob – giá 38.000 USD
Choáng với 10 chiếc ví nữ đắt nhất thế giới

Marc Jacobs từng bắt tay với Louis Vuitton. Nhưng sau đó ông đã đứng ra mở công ty của riêng mình. Chiếc túi này là một trong những sản phẩm nổi tiếng nhất của ông, được làm từ da cá sấu tím.
Thanh Tùng
Theo The Richest
Choáng với 10 chiếc ví nữ đắt nhất thế giới
Choáng với 10 chiếc ví nữ đắt nhất thế giới Choáng với 10 chiếc ví nữ đắt nhất thế giới10 9 1

Chuyện Thánh Gióng!

Lời nói trước: GS Hồ Tú Bảo (đang ở bên Nhật) mà cũng lọ mọ tìm được một bài văn LẠ gửi cho cộng đồng ict-vn xem chơi. Thấy đọc một mình thì ích kỷ quá nên post lên đây mọi người cũng xem và cùng còm men cho nó khí thế!

Bài văn lạ “Phân tích truyện Thánh Gióng”

Thánh Gióng. Ảnh: internet
Thánh Gióng. Ảnh: Internet
TS. Phạm Gia Minh vừa gửi một bài văn của một nữ học sinh trung học phổ thông với đề bài: “Phân tích truyện Thánh Gióng” đang phát tán trên mạng, được xem như “bài văn lạ, mới”, gây xôn xao.
Nguyên văn bài viết như sau (xin đăng nguyên văn, kể cả một số từ tạm gọi là “lỗi từ vựng” của thế hệ 9X):


“Truyền thuyết kể lại thật ấn tượng khi Thánh Gióng ba tuổi chưa biết nói cười nhưng khi giặc Ân đến thì thoắt cái vươn vai để trở thành người lớn trong phút chốc, ngay sau đó thì đã dùng gậy sắt, cưỡi ngựa sắt uýnh tan giặc.
Wow, thậm chí ông còn dùng cả bụi tre làm vũ khí! Xong xuôi thì thay vì ở lại để nhận huân chương Anh hùng, ông lại vội vã bay ngay lên trời, để lại một loạt fan và người hâm mộ ngơ ngác.
Chắc là ông tuy thành người lớn nhưng tuổi vẫn trẻ con nên dễ ngượng trước đám đông, hoặc có thể ông ấy khiêm tốn và không mắc bệnh thành tích như người lớn bây giờ! Em hâm mộ ông, à… anh ấy lắm (mà sao trẻ thế họ lại cứ bắt gọi là ông nhỉ?)!
Nếu anh ấy mà không bay mất chắc khối người hâm mộ sẽ chết mê chết mệt. Ôi, anh Gióng thật manly, thật cool – thần tượng của em!
Nhưng em không chỉ hâm mộ mà còn thương anh ấy lắm, mới ba tuổi ranh, chưa biết gì mà đã buộc phải thành người lớn, phải làm chuyện người lớn trong khi chưa kịp hưởng tuổi thơ, tuổi thần tiên, tuổi mộng mơ, tuổi ômai như tụi em…Thật buồn, thật ghét chiến tranh đã cướp đi mất tuổi thơ của anh ấy!
Em thì ngược lại, em có tuổi thơ và thời con trẻ đầy đủ đến phát chán.Thực sự thì em chỉ mong cái tuổi thơ này kết thúc nhanh nhanh và thành người lớn cùng thần tượng của em sớm nhất có thể vì quá tuổi thơ của chúng em quá nhiều lý do để bực bội.
Này nhé: Tuổi thơ lúc nào cũng phải đi học, điểm kém thì bị chửi mắng, thậm chí dính chưởng của phụ huynh, muốn học giỏi thì lại phải quay cóp khi đi thi, em thì lại vụng nên quay toàn bị lộ. Lớp em tụi nó quay siêu lắm, có đứa còn được nhà trang bị điện thoại xịn để nhắn đầu bài, đứa thì móc với giám thị quăng phao cho. Em không biết dùng phao, chết đuối phải roài, hic hic…
Tuổi thơ lúc nào cũng bắt đi sở thú. Đi riết chán ốm vì chẳng có gì để xem. Có mấy con thú ốm nhom cứ đứng vậy hoài. Mà nghe nói một con voi mới tự nhiên lăn đùng ra chết, người ta bảo nó bị bệnh hiểm nghèo, em nghĩ là nó đói thôi. Ba em dạo này làm ăn chứng khoán hay đất đai gì đó mà về quặu nhà hoài, kêu làm ăn thế này thì có mà chết đói cả lũ! Đấy, người còn chết đói nữa là voi… Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.
Tuổi thơ chán chết vì muốn đi chơi chẳng biết đi đâu và đi bằng gì. Xe công cộng thì vừa bẩn vừa hôi, lại chen chúc và luôn chậm giờ, chẳng nhẽ lúc nào cũng bắt gia đình cho quá giang. Em thích đi chơi ngoài thiên nhiên lắm mà không có chỗ nào đi, lại dơ và nguy hiểm nên mẹ không cho.
Mà sao cứ đi xa là người lớn lại sợ trẻ con làm chuyện bậy bạ nhỉ? Sao họ cứ suy bụng ta ra bụng người thế? Đi gần thì có mỗi chỗ duy nhất là siêu thị. Dạo này kinh tế khó khăn nên chẳng ai mua gì, cứ đi vào chơi cho mát. Chỗ khu game thì lúc nào cũng phải xếp hàng, tiếng động ẩm ĩ nhức hết cả đầu, haizzz… Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.
Tuổi thơ thật chán vì không có gì để xem. Ca nhạc thì nhảm, lại chẳng có bài vui cho lứa tuổi tụi em. Cứ suốt ngày yêu nhau, bỏ nhau nhảm pà cố! Mà trong mấy cuộc thi Talent trên Ti vi thì tụi trẻ con cũng toàn bắt chước người lớn mới được giải cao đấy thôi, ai mà coi trọng con nít!
Phim Việt thì vừa chán vừa toàn chuyện người lớn, mấy cái phim Mỹ hành động thì hay, vậy mà cái hay nhất chuẩn bị chiếu thì lại bị cấm mất vì nghe nói quá bạo lực. Mấy đứa bạn nhà giàu nó còn được bay qua Thái, qua Sin xem chứ em thì potay.
Mà lạ thật, trẻ con bên ấy giàu hơn nhưng lại thích bạo lực hơn ở nhà mình nhỉ? Ôi, ước gì em được như Phù Đổng, ước gì em nhanh làm người lớn.
Tuổi thơ thì lúc nào cũng bắt đọc sách. Em cũng thích đọc lắm, nhất là mấy cuốn Manga vẽ tranh đẹp cực! Đọc lời và chữ nhiều đang chán, đọc truyện tranh đang thích thì mẹ lại cấm vì bảo trong đó toàn cảnh phản cảm của con nít làm chuyện người lớn…huhu.
Nếu mà thế gọi là làm chuyện người lớn thì em cũng thích làm người lớn. Thích thế nhưng mà rất khó, mấy đứa con trai cùng lớp thỉnh thoảng cứ hay rủ đi chơi xa, vào nhà nghỉ làm chuyện người lớn.
Thích đấy nhưng mà quá nguy hiểm, nhỏ L. lớp kế bên đi chơi riết rồi tự nhiên có em bé đó, kỳ lắm. Nhưng ở nhà cũng ghê thấy mồ à, mấy cha hàng xóm mắc dịch và biến thái cứ hay gạ qua nhà làm chuyện người lớn rồi cho tiền, cho kẹo… Sao làm trẻ con khổ thế!? Nên em chỉ muốn nhanh làm người lớn.
Mà làm người lớn cũng dễ ợt chứ có gì đâu. Em nghe nói nhỏ kia chưa đến 18 đã khai man để có bạn trai sớm. Mà vừa mấy bữa trước thấy nó còn ốm nhom trên ti vi, nghe dì Năm nói nó giải phẫu thẩm mĩ vòng 1 siêu khủng, nâng mũi dọc dừa, mất mấy ngàn đô lận, thế rồi thành hotgirl, được người ta rủ đi chơi mà trả tới hai chục ngàn đô lận.
Cho nên chắc em sẽ phấn đấu thành hotgirl trước, rồi sau đó sẽ đăng ký vô mấy cuộc thi Miss sìtyn để kiếm vận may. Làm người lớn vừa có giá, vừa tự do chẳng ai quản lý. Mẹ cấm đoán em chắc chỉ vì thiếu tiền, chứ em mà kiếm được mấy cha đại gia thì sẽ bao cả nhà ăn chơi nhòe luôn.
Đấy, sao cứ phải thời chiến mới trở thành người lớn lẹ được? Mà nói rồi mới nhớ và tiếc thần tượng của em. Giá anh Gióng mà không bay về trời thì ở lại thành đại gia là chắc. Đẹp trai, tiền thưởng nhiều như thế thì thiếu gì hotgirl xin chết?
Vậy xét cho cùng thì đâu ai cần tuổi thơ nhỉ? Em chỉ muốn làm một việc gì có ý nghĩa, em muốn học tập Thánh Gióng nhanh để trở thành người lớn, em chỉ muốn có nhiều tiền, nhưng làm thế nào nhỉ? Haizzzz…”.
Nhận xét của giáo viên: “Bài không những lạc đề mà tư tưởng có vấn đề! Đề nghị gia đình chú ý giáo dục! 0 điểm”.
Nhận xét của Hiệu Minh Blog Bài làm sáng tạo, không rập khuôn máy móc, không những phân tích đúng vấn đề mà còn nói lên thực trạng của xã hội hiện nay đáng báo động về mặt đạo đức, môi trường, nền giáo dục và cách hành xử của người lớn. Đề nghị nhà trường và gia đình tiếp tục bồi dưỡng em thành một nhà văn lớn. 10 điểm
Sưu tầm bởi TS. Phạm Gia Minh


Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Đầu năm, nhìn sang hàng xóm...


Việt Nam tụt hậu 50 năm so với Thái Lan về công bố khoa học


Dân số đông, nhiều tiến sĩ, nhưng số ấn phẩm khoa học Việt Nam công cố trên thế giới còn rất thấp so với các nước khu vực. Việt Nam phải hơn nửa thế kỷ nữa để đuổi kịp năng suất hiện tại của Thái Lan.


Tiến sĩ Bùi Du Dương. Ảnh do nhân vật cung cấp.
Tiến sĩ Bùi Du Dương, học giả ở trường Đại học quốc gia Singapore phân tích về thực trạng khoa học Việt Nam so với các nước khu vực và bài học từ các nước Đông Á với sự phát triển vượt bậc về công bố quốc tế trong những năm qua.
Cùng với xu thế hội nhập, số lượng và chất lượng ấn phẩm khoa học quốc tế trở thành thước đo quan trọng, chỉ số khách quan phản ánh sự phát triển khoa học công nghệ cũng như hiệu suất khoa học của mỗi quốc gia. Với bản thân nhà khoa học, các công bố quốc tế không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân như cung cấp các chứng từ ghi nhận thành quả nghiên cứu, tạo dựng cơ hội hợp tác chuyên môn, thúc đẩy hội nhập quốc tế mà còn là nghĩa vụ cần chia sẻ, đóng góp vào tri thức nhân loại, nâng cao sự hiện diện của khoa học nước nhà. Công bố khoa học quốc tế thường được hiểu là các bài báo được công bố trên các tạp chí khoa học, sách và các phát minh sáng chế được quốc tế công nhận.

Khoa học Việt Nam đang ở đâu?

Có nhiều phân tích trong nước và quốc tế cho thấy số lượng ấn phẩm khoa học Việt Nam còn rất khiêm tốn, khiến cho những ai quan tâm đến cảm thấy lo lắng. Thực trạng thấp kém không chỉ so với các nước tiên tiến trên thế giới có nền tảng khoa học phát triển lâu năm mà ngay cả khi so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Theo thống kê Viện thông tin khoa học (ISI), trong 15 năm qua (1996-2011) Việt Nam mới có 13.172 ấn phẩm khoa học công bố trên các tập san quốc tế có bình duyệt, bằng khoảng một phần năm của Thái Lan (69.637), một phần sáu của Malaysia (75.530), và một phần mười của Singapore (126.881). Trong khi đó, dân số Việt Nam gấp 17 lần Singapore, ba lần Malaysia và gần gấp rưỡi Thái lan.
Việt Nam hiện nay có khoảng 9.000 giáo sư và phó giáo sư, 24.000 tiến sĩ và hơn 100.000 thạc sĩ mà số ấn phẩm khoa học của cả nước trong vòng 15 năm qua chưa bằng 1/5 số công bố của trường ĐH Tokyo (69,806 ấn phẩm) và một nửa của trường ĐH quốc gia Singapore (28,070 ấn phẩm).
Đồ thị dưới đây của giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Đại học New South Wales, Australia mô tả số lượng và năng suất công bố khoa học của Việt Nam so với các nước trong vùng cho thấy với tốc độ hiện tại, chúng ta cần đến hơn nửa thế kỷ nữa để đuổi kịp năng suất hiện tại của Thái Lan, Malaysia chứ chưa nói gì đến Singapore hay các nước tiên tiến khác trên thế giới.
Sự hiện diện của khoa họcViệt Nam trên trường quốc tế còn khiêm tốn.
Không chỉ khiêm tốn về số lượng, chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học của Việt Nam cũng thấp nhất so với những nước trong khu vực vừa được đề cập. Thứ hạng khiêm tốn này cũng nhất quán với số bằng sáng chế được đăng ký ở Mỹ và chỉ số sáng tạo do Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO xếp hạng.
Thật ra, nước ta có nhiều công trình nghiên cứu xứng đáng chia sẻ với cộng đồng khoa học thế giới, nhưng rất tiếc, cho đến nay các công trình đó vẫn loanh quanh trong các báo cáo nghiệm thu, đóng gói không chia sẻ, hoặc công bố trên những tạp chí trong nước chưa được quốc tế công nhận và hệ quả là làm thiệt thòi cho khoa học nước nhà.
Nhiều phân tích nêu ra những nguyên nhân chủ yếu cho tình trạng trên như phân phối ngân sách cho nghiên cứu chưa thỏa đáng, rào cản về ngôn ngữ tiếng Anh, nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của công bố quốc tế, thiếu kinh nghiệm và chưa có thói quen (văn hóa) công bố, thiếu chính sách đãi ngộ, khuyến khích nhà khoa học công bố quốc tế, rất ít những tập san khoa học trong nước bằng tiếng Anh, chưa xác lập những chuẩn mực đánh giá hiệu quả khoa học phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ở đó công bố quốc tế được sử dụng làm thước đo khách quan. Tuy nhiên, đến nay gần như vẫn chưa có giải pháp nào đáng kể để cải thiện tình hình.

Bài học từ các nước Đông Á

Bản đồ thế giới về ấn phẩm khoa học quốc tế đang thay đổi nhanh chóng trong vài thập kỷ gần đây, với sự hiện diện của các “cường quốc mới” càng ngày càng gia tăng, đặc biệt là các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan. Số liệu thống kê mới nhất của SCImago tiến hành xếp hạng cho 147 nước và vùng lãnh thổ có công bố khoa học cho thấy Trung Quốc đã vươn lên hàng thứ hai trên thế giới về số ấn phẩm khoa học trên các tập san quốc tế chỉ sau Mỹ, vượt qua rất nhiều nước có lịch sử khoa học phát triển lâu năm như Đức, Nhật, Anh, Pháp, Canada.
Theo phân tích từ số liệu ISI, trong vòng 15 năm gần đây số lượng ấn phẩm khoa học mà các nhà khoa học Trung Quốc công bố hàng năm tăng gần 14 lần, từ 27.549 (hạng 9/147) năm 1996 đến 373.756 bài (hạng 2/147) năm 2011. Viện Hàn lâm Hoàng gia Anh (Royal Society) dự báo trong vòng hai năm tới số công bố khoa học của Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ.
Các nước và vùng lãnh thổ ở Đông Á khác như Hàn Quốc, Đài Loan cũng có bước tiến rất ấn tượng. Nếu năm 1996 chỉ có Nhật Bản và Trung Quốc lọt vào top 15 của thế giới về số ấn phẩm khoa học thì năm 2011 đã có cả Hàn Quốc và Đài Loan lọt vào danh sách này.
Bằng cách nào mà họ có những bước tiến ngoạn mục như thế?
Đầu tư thỏa đáng: Các nước và lãnh thổ trên đều coi giáo dục, khoa học công nghệ là bộ phận không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế, hiện đại hóa quốc gia họ. Ví dụ, từ những năm 90, Trung Quốc đầu tư khoản tiền khổng lồ (so với GDP của Trung Quốc vào thời điểm đó) hàng chục tỷ USD cho giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, và nghiên cứu khoa họcvới các chương trình trọng điểm quốc gia như dự án 211 (1995), dự án 985 (1998), dự án 111 (2005).
Ngoài Trung Quốc, các quốc gia khác cũng nỗ lực đầu tư khoản khổng lồ không kém nhằm cải thiện số lượng và chất lượng công bố khoa học quốc tế mà điển hình là chương trình trọng điểm quốc gia “Brain Korea 21 (BK21)”, Hàn Quốc hay chương trình “Xây dựng trường đại học và trung tâm nghiên cứu đẳng cấp quốc tế” của Đài Loan.
Quốc tế hóa nhân sự khoa học: Các nước hiểu rõ con người là nhân tố quyết định cho thành công. Một mặt họ đầu tư tài chính để lôi cuốn được những giáo sư quốc tế đến công tác hoặc hợp tác với khoa học trong nước, một mặt họ có chủ trương thu hút những trí thức trong nước đã được đào tạo từ các nước phương Tây về nước nghiên cứu và giảng dạy.
Hàn Quốc xây dựng các cơ sở hợp tác chiến lược với các đại học nước ngoài (đặc biệt là Mỹ) và thuê các nhà khoa học, quản lý hàng đầu thế giới đến làm việc. Năm 2008, Hàn Quốc đưa ra “chương trình các đại học đẳng cấp thế giới” nhằm "nhập khẩu" các giáo sư nước ngoài đến giảng dạy và nghiên cứu, giúp sức “để chuyển đổi các trường đại học Hàn Quốc thành những viện nghiên cứu đẳng cấp thế giới”. Tính đến năm 2009, Hàn Quốc đã thu hút được hàng trăm Giáo sư nước ngoài hàng đầu đến làm việc ở Hàn Quốc trong đó có 9 nhà khoa học đã từng đạt giải Nobel. Đồng thời, Hàn Quốc khuyến khích gửi các nhà khoa học và sinh viên trong nước sang học tập ở nước phương Tây. Theo báo cáo năm 2008 của Viện giáo dục Fulbright (Hoa kỳ), trung bình cứ 7 sinh viên quốc tế ở Mỹ thì lại có 1 sinh viên Hàn Quốc.
Không chỉ đầu tư thu hút giảng viên và nhà nghiên cứu, các nước cũng nỗ lực thu hút sinh viên nước ngoài, đặc biệt là sinh viên sau đại học thông qua nhiều chương trình trao đổi sinh viên, liên kết đào tạo, chương trình hợp tác nghiên cứu, cung cấp học bổng.
Quốc tế hóa tiêu chuẩn đánh giá khoa học: Ở các nước Đông Á, chức danh khoa bảng như giáo sư, phó giáo sư, giảng viên đều được đề bạt và đánh giá dựa vào số lượng công trình khoa học quốc tế công nhận thay vì các tiêu chí khác như thâm niên công tác, nền tảng gia đình hay mối quan hệ cá nhân. Hơn nữa, các cơ quan quản lý và nhà tài trợ đều hướng đến việc sử dụng công bố khoa học quốc tế là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá xem xét việc cấp tài trợ hay nghiệm thu các đề tài nghiên cứu.
Các nước chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, đặc biệt là năng lực sáng tạo và đổi mới của nghiên cứu sinh tiến sĩ. Nghiên cứu sinh tiến sĩ thường được yêu cầu có bài đăng trên tạp chí quốc tế trước khi có thể bảo vệ luận án. Các học viên cao học cũng khuyến khích công bố trên các tạp chí và các hội nghị khoa học quốc tế trước khi bảo vệ luận văn.
Hàng năm, các nước tiến hành tiến hành xếp hạng các trường ĐH theo tiêu chuẩn quốc tế như THE, ARWU ở đó số lượng công bố khoa học quốc tế là một trong những tiêu chí quan trọng của bảng xếp hạng.
Quốc tế hoá tập san khoa học: Các nước chú trọng xây dựng ngày càng nhiều các tập san khoa học trong nước bằng tiếng Anh với hệ thống bình duyệt theo tiêu chuẩn quốc tế mà vào hệ thống ISI công nhận. Các bài báo khi đăng ở các tạp chí được ISI công nhận sẽ được tính trong hệ thống khi xếp hạng quốc tế. Ở đây, ta chưa nói đến vấn đề chất lượng mà chỉ bàn đến vấn đề thay đổi ngôn ngữ xuất bản và quy trình bình duyệt của các tập san sao cho phù hợp với chuẩn của các tập san quốc tế.
Cải thiện cơ cấu tổ chức: Không chỉ đầu tư mạnh về tài chính, với các nước có cơ cấu tổ chức khoa học chưa phù hợp với xu hướng thế giới như Trung Quốc đã tiến hành những cải tổ quan trọng. Họ thực hiện tái cấu trúc các trường đại học, xây dựng trường đại học tổng hợp, thiên hướng nghiên cứu thay vì các mô hình trường đại học chuyên ngành chủ yếu giảng dạy của Xô Viết cũ. Nhà nước Trung ương cũng chủ trương xây dựng các phòng nghiên cứu trọng điểm quốc gia và đặt tại các trường đại học theo mô hình các trường đại học nghiên cứu ở Hoa Kỳ thay vì duy trì các viện nghiên cứu độc lập nằm ngoài trường đại học mà Trung Quốc áp dụng trong những năm 50.
Các nước khuyến khích tăng dần tỷ lệ của học viên sau đại học so với sinh viên đại học ở các cơ sở đào tạo, từ đó cho phép xây dựng những nhóm nghiên cứu chuyên ngành với thành viên đông đảo là các sinh viên thạc sĩ và tiến sĩ làm việc ở các phòng nghiên cứu.
Chính sách khen thưởng thỏa đáng: Các nước đều có chính sách đãi ngộ, thưởng cũng như hình thức khuyến khích tài chính cho các nhà khoa học có công trình công bố trên các tập san quốc tế uy tín cao. Ví dụ, các viện nghiên cứu và đại học ở Trung Quốc có chính sách thưởng tiền đáng kể (lên tới 32.000 USD ở Trường Đại học Y Quảng Đông cho công bố đăng trên Nature hay Science) cho các nhà khoa học nếu họ công bố công trình trên các tập san quốc tế uy tín có chỉ số ảnh hưởng cao.
Có chung rào cản về ngôn ngữ Tiếng Anh, gần gũi về đặc điểm văn hóa, cũng như sự tương đồng về điều kiện kinh tế, giáo dục lúc xuất phát điểm, các quốc gia Đông Á đã thành công, thì không có lý do gì chúng ta không áp dụng những biện pháp trên để nâng cao sự hiện diện của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế.
Dương Bùi

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Sự tích Táo quân - Version 2.1

Chuyện Táo quân  - Version 2.1
 灶君  Zào jūn
Bịa sĩ: Vitayson
(Chuyện bịa 100%, chất lượng đảm bảo)




Hữu - Trung - Tả



Chuyện kể rằng (Ai kể không nhớ nữa!):

Ngày xửa ngày xưa có ba người bạn rất thân, một gái, hai trai, nhà ở gần nhau, cùng lớn lên, cùng học với nhau từ mẫu giáo vỡ lòng tiểu học trung học và rồi cùng tốt nghiệp một khóa.
Cô gái tên là Trung vốn con nhà Hà Nội gốc,đã xinh đẹp mà lại thùy mị nết na (Hà Nội xưa mới có của hiếm ấy chứ bây giờ tìm trong Google cũng chẳng ra kết quả đâu!). Hai chàng trai một tên là Tả, một tên Hữu gốc gác tận miền quê choa xứ lạ, hai ông Bố theo quân Nhà Vua bình định giặc Chiêm trở về được phân hai ngôi nhà khá lớn trong khu phố cổ ngay cạnh nhà Trung – là nhà tịch thu của bọn khách trú hồi trước bị tống khứ về nước.
Bố Tả vốn người tinh nhanh tháo vát, ăn nói giỏi giang nên rất được lòng cấp trên, hòa bình về chuyển ngành sang làm kinh tế dân sự, trên có Vua yêu, bạn đồng hàng vì nể dưới một bề nem nép nên chẳng mấy chốc đã trở thành đại phú gia thật là tài lộc song toàn. Bố Hữu là người có tài có chí, dù đi chinh chiến miệt  xa liên miên cả chục năm trời  nhưng vẫn say mê luyện rèn ngày võ đêm văn nên dù là lính tráng xuất thân nhưng bụng chứa sử sách, văn chương kinh lược mấy bồ, mấy ông Nghè ông Cống xuất thân chưa dễ gì bén gót.
Ba trẻ sống gần nhau, tuy gia cảnh hoàn toàn khác nhau nhưng chơi đùa với nhau rất thân thiết chẳng khác nào ruột thịt. Đến tuổi trưởng thành, bố mẹ Trung nghĩ chuyện gia thất cho con gái, đem lời ướm hỏi thì Trung chỉ đỏ mặt không trả lời được, đêm về suy nghĩ  tủm tỉm cười thầm nhớ lại những chuyện tình cảm tay ba mà cũng không tìm ra đáp án cho mình. Thấm thoắt cả ba đều đã trưởng thành. Tốt nghiệp xong Trung ở nhà phụ giúp mẹ buôn bán và mở một lớp dạy học cho trẻ em nghèo ngoài bãi. Tả đương nhiên là  nối nghiệp nhà, làm Tổng giám đốc rồi chủ tịch một đại công ty vốn nhà nước, sự nghiệp ngày một thăng tiến, tiền của cứ vào như nước. Hữu thì có chí tự lập, tự mình tập hợp bạn bè lập một doanh nghiệp nhỏ, dựa vào trí lự của mình mà khởi nghiệp kinh doanh, tuy không phất nhanh nhưng cũng vững vàng dần dần tiến lên. Tuy không có điều kiện gần gũi nhau như hồi thơ ấu nhưng cả ba vẫn thường xuyên gặp gỡ nhau, đi picnic, du lịch tham quan, thăm viếng vui chơi với bạn bè, đi đâu cũng có 3 người gắn bó. Vốn là đại thiếu gia doanh nghiệp nên Tả nổi bật nghề ngón ăn chơi giao thiệp, đi đâu cũng nhiều người ngưỡng mộ trong số đó không thiếu gì kiều nữ hoa khôi nhưng chàng hầu như không nhìn ngó đến ai, trong mắt trong tâm chỉ có mình cô bạn thanh mai trúc mã. Trung khi đi cạnh Tả thấy những ánh mắt khâm phục pha lẫn ganh tỵ thì thường cũng thấy lâng lâng. Hữu vốn biết mình vụng về trong giao tiếp, xã giao hạn hẹp nên khi 3 người cùng đi đâu thì tự náu mình chỉ ở phía sau mà chăm sóc cho hai bạn. Việc gì đến rồi cũng đến, một ngày đẹp trời Tả ngỏ ý với Trung, tiếp đó gia đình bố Tả lúc đó là một đại thần đến đặt vấn đề và gia đình Trung tất nhiên đồng ý cái rụp! Phần Trung còn chút phân vân khó nghĩ mới đem chuyện nói thẳng với Hữu xem ý bạn thế nào. Hữu chua xót trong lòng nhưng nghĩ đi nghĩ lại thấy Trung lấy Tả thì quả thật hai người hạnh phúc vẹn toàn chứ kẻ vụng về như mình chưa chắc gì đem lại được niềm vui cho Trung, vì vậy nên cũng ra sức vun vào cho hai bạn. Đám cưới xong cả 3 vẫn giữ tình cảm thân thiết như xưa, thỉnh thoảng vợ chồng Tả - Trung vẫn mời Hữu đến nhà vui vầy ăn uống chuyện trò như ngày xưa.
Nhưng nào ai học đến chữ ngờ…mấy năm sau bố Tả vướng vào chuyện lớn Triều đình bị phế truất làm thứ dân, về quê âm thầm sống nốt những ngày tàn. Chuyện kinh doanh của Tả mất cột chống lưng cũng ngày một lụn bại, Tả buồn việc nhà, việc công ty nên ngày càng lún sâu vào chuyện cờ bạc ăn chơi bỏ bê công việc; đã thế còn nghe chúng bạn rủ rê địa ốc chứng khoán…nên tài sản trong nhà  dần dần đội nón ra đi. Trung nói nhỏ nói to mà Tả bỏ ngoài tai, lại còn đôi khi giở thói vũ phu nặng lời nặng tay vời người vợ tào khang. Trung vô cùng đau khổ, chẳng biết nói cùng ai  nên có khi tìm đến Hữu mà trút niềm tâm sự. Phần Hữu  khi đó sự nghiệp kinh doanh đã phát triển bề thế vững vàng, biết chuyện cũng rất thật lòng muốn giúp bạn nên đôi lần tìm gặp Tả trao đổi. Nào ngờ, Tả không chấp nhận lòng tốt của bạn mà dứt khoát cắt áo tuyệt tình, lại còn tỏ ý nghi ngờ quan hệ của Hữu với vợ mình có điều chi mờ ám chăng! Để tránh hiểu lầm, từ đó Hữu cũng không gặp gỡ vói cả Tả và Trung nữa mà chỉ âm thầm lo giúp đỡ bạn bảo vệ sự nghiệp, tài sản. Tả bán cổ phiếu nào thì Hữu thu gom cổ phiếu đó, nhà cửa, đất đai của Tả bán đều dần dần sang tay Hữu nhưng vợ chồng Hữu vẫn không hay biết. Đến một ngày nọ, Tả hoàn toàn toàn phá sản, nợ nần đầm đìa bị chủ nợ thuê xã hội đen truy sát nên một thân một mình bỏ trốn mất tích, để lại vợ cô đơn ở lại không chốn nương thân, không đồng tiền bát gạo, lại bị bọn bạn buôn cũ, bạn cờ bạc  của chồng khinh khi sàm sỡ hoàn cảnh thật là bi đát nên cũng phải bỏ xứ vào miền Nam náu mình sống qua ngày. Một hôm, lòng không túi rỗng, đi qua cửa hàng  4 tầng nguy nga của vợ chồng mình ngày xưa trên đại lộ Nguyễn Huệ, đứng ở cổng tần ngần mà trong lòng ứa lệ. Bỗng có một bà đứng tuổi bước ra hỏi han, cho biết là cửa hàng này hiện thuộc công ty của một ông chủ lớn ngoài Bắc mua và giữ nguyên mọi cách kinh doanh như cũ, chỉ đặt lại tên cửa hàng là “ Đại hiệu Trung – Tả - Hữu”, nhưng ông chủ bận bịu, thỉnh thoảng mới vào nên chỉ kinh doanh cầm chừng. Nay đang cần mướn một người quản lý trông nom hỏi Trung có bằng lòng vào làm không?  Như chết đuối vớ được cọc, Trung nhận lời và từ đó vào làm “ô sin” trong chính nhà mình. Tiếng là ô sin nhưng thực ra chẳng khác nào bà chủ vì mọi chuyện trong nhà đều do một tay mình tự ý sắp đặt, sai bảo kẻ ăn người làm, đề xuất phương án kinh doanh lại như xưa, mọi việc đâu ra đấy, sinh ý rất phát đạt. Trung thầm cảm ơn Trời Phật và cố sức làm lụng phát triển cửa hàng và đồng thời hết sức chu đáo tiền nong sổ sách, hàng tháng chỉ nhận phần lương mình đã được thỏa thuận còn thì không tơ hào mảy may của người ân chưa biết mặt.
Ba bốn năm sau, đại hiệu phát đạt, Trung cũng dần nguôi ngoai trong công việc nhưng thỉnh thoảng vẫn nhớ đến kỷ niệm xưa êm đềm ở góc phố cổ Hà Thành. Bỗng một hôm thư ký của ông chủ tịch công ty mẹ ngoài Bắc báo tin là giáp Tết âm lịch năm nay đúng ngày 23 tháng Chạp,  ổng  vào Sài gòn xem xét công việc sẽ ở lại lâu, ý ông chủ muốn bà quản lý tổ chức một buổi lửa trai BBQ - ăn cá nướng - ngoài vườn, ông chủ sẽ vào dự với bà và có mời một người bạn cũ của ổng. Trung mừng rỡ vì đã bao năm mới được gặp  để cám ơn người mình chịu ơn từ nhiều năm nay mà chưa hề biết mặt, chuẩn bị bữa tiệc rất chu đáo và lần đầu tiên sau gần mười năm mới trang điểm lại tí chút để đón tiếp ân nhân. Đêm tháng chạp se lạnh, ánh lửa ấm áp bập bùng giữa vườn cây rộng rãi và vắng lặng, Trung ngồi một mình trầm ngâm suy tư chờ khách. Bỗng cánh cổng sắt mở rộng, trên xe bước xuống một bóng người quen thuộc…”Anh Hữu!” – “Em Trung!”, hai người lao đến ôm chầm lấy nhau như những ngày thơ ấu và Trung khóc như mưa như gió, khóc như muốn cho nước mắt chảy vơi hết những nỗi niềm từ bao nhiêu năm tháng. Một chốc, bỗng Trung e thẹn, khẽ đẩy Hữu ra, cúi gầm mặt xuống…Hữu nhẹ nhàng nâng cằm Trung lên, nhìn thẳng vào mắt Trung và nói: “ Cực lòng lắm anh mới phải dùng cách này để giúp đỡ em…” và Hữu kể lại mọi chuyện thu xếp của mình khi mua lại toàn bộ tài sản của bạn để bảo toàn..” Hôm nay anh chính thức gặp để báo với em là anh trao trả toàn bộ vào tay em để em bảo vệ và phát triển…” Trung vẫn chảy nước mắt thầm, cúi đầu gục vào vai Hữu, nghe chuyện đến đấy thì không kìm được nữa, khóc òa lên và ôm chặt lấy Hữu…Vừa lúc đó có tiếng mở cổng sắt và tiếng nói vọng vào: “Bẩm ông chủ, người mà ông chủ cho gọi đã đến.” – “Cứ mời vào, để ông ấy đi một mình ra đám lửa trại ngoài vườn, chúng tôi đang chờ” – Quay sang Trung , Hữu lai khẽ cười : “ Em xem anh còn đem lại gì cho em nữa đây: Đã 3, 4 năm nay anh dò tìm tông tích của Tả, khi tìm được thì ngấm ngầm giúp đỡ cậu ấy làm ăn nhưng không để cậu ấy biết vì sợ tự ái. Mấy năm qua cậu ấy đã sửa đổi nhiều rồi,  hôm nay anh mời  lại đây nhưng không cho biết trước, để chúng mình lại cùng nhau họp mặt như thuở nào và rồi anh xin được trao trả lại cho em …và cho Tả những gì của hai vợ chồng”. Nghe xong, Trung lại khóc như mưa như gió ôm chặt lấy Hữu..Vừa lúc đó có tiếng chân xào xạc trên cỏ, Hữu ngửng đầu lên, cười lớn: “Nào lại đây, xem ai đây này!” – “Trời ơi anh Tả!” – Trung hét thất thanh. Tả, người mới đến chính là Tả, sững người lại: “Hai người! Sao lại là hai người! Thế này thì tôi không còn mặt mũi nào mà sống nổi nữa rồi” . Nói xong , như điên như dại, Tả lao mình vào đống lửa trại. Hữu vội vàng đẩy Trung ra lao vào ôm lấy Tả kéo ra nhưng Tả ghì chặt, không chịu ra. Ngọn lửa phừng phừng táp quần áo hai người rồi bùng cháy toàn thân nhưng hai người vẫn ôm chặt lấy nhau. “Trời ơi, hai anh chờ em!” Hét lên một tiếng khủng khiếp, Trung lao vào đống lửa và ôm ghì lấy hai người thân yêu nhất trong đời của mình…Đống lửa trại trong đêm đông được ngọn gió phừng phừng bốc cao và đến sáng ngày mai chỉ còn đống  than âm ỉ, tro cốt tiêu hết nhưng lạ thay vẫn còn 3 đoạn xương cánh tay khóa chặt lấy nhau, bên rìa đống than còn mấy con cá  chép cháy dở…

Chuyện cũng kể rằng – Ngọc hoàng Thượng đế ở trên cao (không biết có thiệt không?) khi nghe chuyện thì rất cảm động bèn kêu Vitayson chép lại cho người đời xem, ghi lại một tình cảm bạn bè chung thủy sáng trong mà đời sau – nhất là đến thời kỳ kinh tế thị trường - có đuôi xã hội chủ nghĩa này – tuyệt đối không bao giờ có được. Và Ngọc Hoàng cũng rất hâm mộ tình tình hào sảng trung thực nên phong cho 3 người làm Hội đồng quản trị Bếp, phụ trách chức năng thanh tra mật trong từng hộ, hàng ngày theo dõi công việc, ghi chép cẩn thận để cuối năm, đúng ngày 23 tháng chạp thì lên báo cáo với Thiên đình!

* Chú thích:
1. Chuyện Táo quân mặc áo không quần là do sự hiểu biết lạc hậu về thời trang của người thời đó: nguyên là vì dự tiệc tối lửa trại ở ngoài vườn nên cả 3 đều mặc legging bó sát và đi bốt cho ấm mà đỡ vướng, bên ngoài  vẫn khoác pardessus để chống sương sa! Người xưa đếch biết mô đen nên cứ nghĩ sai, giá như cho sống lại thời nay mà ngắm các cô các bà mùa đông này lượn phố  thì biết thế nào là không mặc quần!
2. Vì tiệc BBQ cá chép, ngoài đống than còn mấy con cá chép chưa kịp được nướng nên dân gian cho rằng gia đình nhà Táo cưỡi cá chép lên Thiên Đình: chuyện ngộ nhận. Vì vậy sau khi đọc xong câu chuyện này, nhiều gia đình chuyển từ chuyện cúng cá chép vàng sống bé tí rồi đem thả thành việc cúng các chép nướng rất to, càng to càng có LỘC!
3. Chịu khó để ý mà xem, trong 3 ông đầu rau ngày xưa, hoặc 3 cái mấu ở bếp điện hiện đại thì mấu giữa - Trung - bao giờ cũng hơi thấp hơn và có vẻ mềm mại, mấu bên trái - Tả - thì có vẻ nuột nà nhưng hơi bấp bênh chỉ có mấu bên phải - Hữu - là chắc chắn, đáng tin cậy: các bà nội trợ nhớ khi đặt nồi niêu phải đặt lên mấu phải trước rồi mới đặt xuống thì đảm bảo không bị nghiêng đổ!