Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

Một năm thêm một tuổi...


Dec 12, 2012 11:58 PMPublicPageviews 26 0





Mấy mươi năm chở con đò
Đưa bao nhiêu lứa học trò sang sông
Người đi còn nhớ đò không?
Đò dù tại bến vẫn trông tin người


Đúng 12g 12 phút 12 giây, ngày 12 tháng 12 năm 2012, chai champagne bật nút: Lễ mứng sinh nhật bắt đầu

BÁT TUẦN TỰ VỊNH


"Trộm" ý bài thơ Cảm hoài của Đặng Dung

Người xưa THẤT THẬP CỔ LAI HI.
Nay mình BÁT THẬP đã là chi!
Quốc học chưa hưng, đầu đã bạc.
Bao đêm gõ phím [*] vẫn còn SI.
[*] Gõ phím: Gõ keyboard

Đặng Dung là một tướng tài, một tráng sĩ, một anh hùng thời Hậu Trần, Ông là người có tài, có chí, có tâm, nhưng gặp thời Vua nhà Hậu Trần là Trần Qíu Khoáng vô đức vô năng nên cuối đời đành ôm hận vì không đạt tâm nguyện của mình là đuổi giặc Minh giành lại non sông.
Bài thơ CẢM HOÀI là bài thơ Đường luật của tác giả Việt Nam mà tôi tâm đắc nhất.

CẢM HOÀI

Thế sự du du nại lão hà!
Vô cùng thiên địa nhập hàm (cam) ca.
Thời lai đồ [1] điếu [2] thành công dị
Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
Trí chủ hữu hoài phò địa trục,
Tẩy binh vô lộ vãn thiên hà.
Quốc thù vị báo, đầu tiên bạch,
Kỷ độ long tuyền [3] đái nguyệt ma.

Chú thích:
[1] Đồ: người hàng thịt - điển tích về Phàn Khoái, danh tướng của Hán Cao Tổ Lưu Bang, lúc còn hàn vi làm nghề bán thịt ngoài chợ.
[2] Điếu: người đi câu - điển tích về Lã Vọng - Khương Tử Nha, làm nghề câu cá mãi đến 80 tuổi mới gặp được Chu Vũ vương và giúp vua tạo nghiệp đế của Nhà Chu.
[3] Long tuyền: tên một thanh kiếm báu trong truyền thuyết võ học Trung quốc.

Dịch nghĩa:

Chuyện đời làm cho tuổi già vẫn còn bối rối!
Những muốn nhập vào tiệc rượu hát ca trong chốn trời đất vô cùng.
Gặp thời thì gã bán thịt, kẻ đi câu cũng thành công dễ dàng
Vận đã qua thì anh hùng cũng phải nuốt hận nhiều.
Có chí mong giúp chúa nâng lại trục đất
Nhưng không còn đường cho quân sĩ về sông trời rửa binh khí.
Thù nước chưa báo mà đầu đã bạc trắng rồi,
Đã bao phen dưới trăng mài kiếm long tuyền.


NHŨNG NGƯỜI ĐỒNG NGHIỆP ĐẦU ĐỜI: Bộ Môn Toán Đại học Bách Khoa 1956



Từ trái sang phải:
Hàng sau: Hoàng Công Tín*. Tô Xuân Dũng*, Nguyễn Đình Trí, Thái Thanh Sơn, Kim Cuông, Phiên dịch X
Hàng trước: Lê Thiện Phố, Trần Văn Hãn, Nguyễn Mỹ Quý, Tạ Văn Đĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh*, Lê Minh Châu*
Vắng mặt: Đinh Nho Chương, Phan Bá Ngọc
 

1 nhận xét: