Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

Chuyện về Koha, hệ thống quản lý thư viện nguồn mở đầu tiên



The story of Koha, the first open source library management system
Posted 16 Apr 2014 Joann Ransom
Bài được đưa lên Internet ngày: 16/04/2014

Một thư viện công cộng nhỏ đang phục vụ 30.000 dân ở New Zealand đã phát triển và phát hành hệ thống quản lý thư viện nguồn mở đầu tiên trên thế giới vào năm 2000. Horowhenua Library Trust đã đặt tên cho hệ thống đó là Koha, theo tiếng địa phương Māori của New Zealand có nghĩa là quà tặng hoặc sự đóng góp.
Đây là câu chuyện giải thích vì sao chúng tôi đã phát triển Koha và làm thế nào nó đã thay đổi cách thức làm việc của chúng tôi và hàng triệu người khác.
Hệ thống quản lý thư viện mới
Vào năm 1999, với hệ thống 12 năm chạy trên một máy chủ 386, Horowhenua Library Trust (HLT) đã cần phải thay thế hệ thống quản lý thư viện (LMS) của chúng tôi. Chúng tôi đã tuân theo quy trình thường thấy là Yêu cầu Đề xuất – RFP (Request For Proposal), và sau khi đọc một lượng giấy tờ gây choáng người, chúng tôi đã thấy không thỏa mãn với bất kỳ sự lựa chọn nào. Đã có các hệ thống có sẵn có thể phân phối với chi phí mà chúng tôi không thể kham nổi, các hệ thống mà chúng tôi có thể kham nổi nhưng đã không đáp ứng được các nhu cầu của chúng tôi, và tất cả các hệ thống đó đã có những giải pháp truyền thông đắt giá hơn nhiều so với những gì chúng tôi đang sử dụng. Hơn nữa, không hệ thống nào sử dụng giao diện web cả.
Chúng tôi đã kêu gọi Katipo Communications phát triển một LMS dựa vào web cho chúng tôi, và họ đã gợi ý nó sẽ được phát hành theo Giấy phép Công cộng Chung GNU (GPL) như một cách thức để đảm bảo dự án được vĩnh cửu (họ đã không muốn bỏ ra phần còn lại những tháng ngày của họ để hỗ trợ cho hệ thốngsở hữu độc quyền) và điều này có thể khuyến khích những người khác sử dụng nó - cải tiến và cải thiện nó dài lâu. GPL cũng có thể đảm bảo rằng những sửa đổi và bổ sung sau đó từ các cơ quan khác vẫn sẽ là nguồn mở, có lợi cho tất cả nhữngngười sử dụng.
Trong khi “shareware” và “freeware” từng sẵn sàng kể từ những ngày đầu của điện toán, thì phần mềm nguồn mở đã phát triển trong những năm cuối trước năm 2000 theo một mức độ phạm vi hoàn toàn khác. Nó không còn bị trói buộc vào lãnh địa của các chương trình “sở thích riêng” nữa. Các dự án nguồn mở đã bắt đầu sản sinh ra các phần mềm đạt hoặc vượt trội về chất lượng so với các sản phẩm thương mại khi đó, và Linux đã bắt đầu thách thức Windows trong các dự án phạm vi rất rộng.
Các thủ thư và phần mềm tự do nguồn mở - FOSS (Free, Open Source Software)
Các thủ thư và phần mềm tự do nguồn mở có nhiều điểm chung. Họ đều:
  • tin tưởng rằng thông tin sẽ truy cập được tự do tới bất kỳ ai
  • hưởng lợi từ sự hào phóng của những người khác
  • thuộc về các cộng đồng
Tuy nhiên, làm việc với FOSS là cách thức làm việc rất khác đối với các thủ thư, những người theo truyền thống là thuận tiện hơn trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau với các nhà cung cấp. Sự thay đổi tư duy đáng kể được yêu cầu để tối đa hóa giá trị từ nguồn mở.
Đây KHÔNG phải là về việc chấp nhận những gì bạn được trao mà là việc khớp nối những gì bạn muốn. Các thủ thư cần phát triển các kỹ năng mới để tương tác hoặc tham gia đầy đủ trong cộng đồng mà nó là trái tim của các dự án nguồn mở.
Cộng đồng nguồn mở
Các dự án nguồn mở chỉ sống sót nếu cộng đồng được xây dựng xung quanh sản phẩm đảm bảo sự tiến bộ liên tục của nó. Koha là mạnh hơn so với bất kỳ lúc nào cho tới bây giờ vì nó được cộng đồng tích cực của các lập trình viên, các thủ thư và các nhà cung cấp hỗ trợ - những người thực sự nói được với nhau!
Từng đối tác có vai trò để đóng trong cộng đồng nguồn mở thành công:
Các thủ thư và các khách hàng hoặc những người sử dụng đầu cuối vớinhững mối quan tâm mà họ đại diện là những phán xét tối thượng đối với việc liệu có hay không một sản phẩm hoặc dịch vụ được mong đợi, và họ xác định sự thành công của sản phẩm hoặc của nhà cung cấp.
Các lập trình viên, những người tạo ra mã và các công cụ.
Các nhà cung cấp lọc các ý tưởng và mang tới thị trường chỉ các lựa chọn có khả năng sống được, có khả năng tiềm tàng sinh lợi nhuận, và bền vững được.
Lưu ý chính của tôi trình bày tại KohaCon09 ở Thane, Ấn Độ đã khai thác cộng đồng các quan hệ đối tác này và những tương tác giữa chúng được cân bằng sẽ là sống còn như thế nào.
Nhà cung cấp và các thư viện
Khi mối quan hệ đó có sự cân bằng tuyệt vời thì mối quan hệ đó sẽ thịnh vượng; các nhà cung ấp có được đầu vào và phản hồi tuyệt vời về sự phát triển các tính năng, việc kiểm thử khả năng sử dụng có tính vét cạn về thiết kế và chức năng, và trọng tải của khuyến mại tự do. Tuy nhiên, nếu mong muốn có mối quan hệ làm việc hợp nhau áp đảo các quyết định kinh doanh, thì sự phát triển sẽ không còn là có khả năng sống được về tài chính và sự bền vững về tài chính sẽ mất. Trái lại, nếu các quyết định kinh doanh thiển cận áp đảo các nhu cầu và mong muốn của thư viện, bao gồm cả triết lý nguồn mở, thì chúng ta cũng sẽ gặp rắc rối phiền phức.
Các lập trình viên và các thư viện
Khi điều đó làm việc tốt, chúng ta có sự phát triển nhanh các giải pháp thực hiện được công việc. Sự kiểm tra thực tế sẽ thông báo cho sự phát triển kỹ thuật; cáclập trình viên không chỉ phát triển thứ gì đó vì nó là hay, mà vì nó là giải pháp ‘tốt’ cho một vấn đề đang tồn tại hoặc sẽ gia tăng giá trị. Khi điều đó đi vượt ra khỏi sự hài hòa, thì chúng ta gặp rủi ro có các tính năng tồi tệ được phát triển trong sáng kiến hoặc của thư viện, hoặc của các lập trình viên. Các thư viện có thể yêu cầu các tính năng thực sự hữu ích nhưng các lập trình viên có thể không muốn kết hợp chúng, hoặc quá nhiều những thứ rườm rà có thể được phát triển, trong khi hy sinh chức năng vì những điều không đáng.
Các nhà cung cấp và các lập trình viên
Nhiều doanh nghiệp mắc bẫy tập trung hầu hết năng lượng của họ vào phần kinh doanh (tiết kiệm chi phí, các cải tiến quy trình, hiệu quả, kiểm soát chất lượng) thay vì bỏ thời gian tập trung vào con người và các mối quan hệ. Khi các mục tiêu kinh doanh thuần túy bắt đầu dẫn dắt sự phát triển thì chúng ta có điều tồi tệ xảy ra vì lòng tham của tập đoàn, nhưng khi chúng ta có sự cân bằng đúng thì chúng ta có được sự phát triển với chất lượng cao, có tính đổi mới, có khả năng trụ vững, nhanh và bền vững.
Tầm nhìn toàn diện
Trong khi từng trong số các mối quan hệ giữa các đối tác là quan trọng thì tầm nhìn toàn diện thậm chí còn quan trọng hơn. Thực sự là quan trọng rằng các thư viện tích cực tham gia vào và không chỉ bỏ mặc sự phát triển cho các lập trình viên và các nhà cung cấp. Chúng ta cần nhớ trong đầu những người sử dụng đầu cuối mà chúng ta phục vụ. Ví dụ, nếu bạn hỏi: “Liệu những cái chuông và tiếng huýt sáo mới đó có giúp cho mọi người hoàn thành được thứ gì đó hay chúng chỉ có để mà có?” nó sẽ giúp bạn tránh được hội chứng “chỉ vì bạn có thể”.
Linus Torvalds trong một cuộc phỏng vấn bởi Steven Vaughan-Nichols cho xuất bản phẩm của Hewlett-Packard đã nói về sự phát triển của phần mềm như thế này:
Một điều khác… là mọi người dường như làm sai khi nghĩ rằng mã họ viết là điều chính yếu… Không, thậm chí nếu bạn đã viết 100% mã, và thậm chí nếu bạn là lập trình viên tốt nhất trên thế giới và sẽ không bao giờ cần bất kỳ sự trợ giúp nào với dự án cả, thì điều thực sự quan trọng là những người sử dụng mã đó. Bản thân mã là không quan trọng; dự án chỉ hữu ích khi mọi người thực sự tìm ra nó”.
Việc chuyển sang nguồn mở, về mặt triết học, từng phù hợp tốt cho Horowhenua Library Trust. Nó cũng từng là quyết định thực tế và tốt về mặt tài chính. Nhưng quan trọng nhất là nó giúp chúng tôi đặt những người sử dụng đầu cuối, các khách hàng của chúng tôi và những người mà chúng tôi phục vụ, vào trái tim - tâm điểm của các quyết định mà chúng tôi đưa ra như một tổ chức.