Thứ Hai, 29 tháng 4, 2013

Sân thượng nhà tôi

MỜI LÊN SÂN THƯỢNG MÀ COI


Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Về hưu, cụ Giáo biết làm chi đây?
Cụ Hồ dạy: Hãy trồng cây
Trồng nơi nao hỡi mấy tay giáo già?
Đại QUAN cùng với đại gia
Dinh cơ trang trại nguy nga bạt ngàn... 

Hà Nội tấc đất tấc vàng
Phải lên sân thượng trồng hàng hoa tươi


Sáng chiều chăm sóc làm vui
Mùa nào hoa ấy kém ai đâu nào?

Nước nhà suy thoái mà sầu
Dẹp hoa ta quyết TRỒNG RAU cứu mình

Mớ rau cũng được dăm nghìn
Góp phần trả nợ VINASHIN nước nhà...

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Thương tiếc tiễn đưa một KỲ TÀI!


'Máy tính sống' của thế giới qua đời

Shakuntala Devi, thiên tài toán học Ấn Độ, người được mệnh danh là "máy tính sống" vừa qua đời ở tuổi 83.

Bà Shakuntala Devi. Ảnh: Hindustan Times.
Bà Shakuntala Devi qua đời hôm chủ nhật tại bệnh viện ở Bangalore, sau khi gặp vấn đề liên quan đến tim và đường hô hấp.
Bà Devi là thiên tài toán học và được đánh giá là người phụ nữ thông minh nhất thế giới. Năm 1977, tại Đại học Southern Methodist ở Dallas, Mỹ, bà khai căn bậc 23 của một số có 201 chữ số chỉ 50 giây, nhanh hơn máy tính thời điểm đó là 12 giây.
Năm 1980, khi biểu diễn ở trường Đại học Thực nghiệm London, Anh, bà thực hiện nhân hai số có 13 chữ số trong 28 giây. Hai con số là 7.686.369.774.870 x 2.465.099.745.779; 28 giây sau bà đưa ra đáp án chính xác là 18.947.668.177.995.426.462.773.730.
Với tài tính nhẩm siêu phàm trên, bà Devi được ghi danh trong sách Kỷ lục Thế giới Guinness.
Một bài báo trên tờ New York Times từng viết: "Nếu bạn đưa một ngày nào đó bất kỳ trong thế kỷ trước, bà Devi sẽ cho bạn biết chính xác các ngày đó là thứ mấy, thuộc tuần nào chỉ trong vài giây".
Shakuntala Devi sinh ra ở Bangalore ngày 4/11/1929 trong gia đình không mấy dư dả. Cha bà là nghệ sĩ nhào lộn làm việc trong rạp xiếc. Ông là người phát hiện ra khả năng "thần đồng" về toán học của Devi khi ông ngồi chơi bài với con gái mới 3 tuổi nhưng ông liên tục thua. Cô con gái thắng ông là nhờ khả năng ghi nhớ tất cả các con bài.
Lên 5 tuổi, Devi trở thành "chuyên gia" khi giải quyết hầu hết các phép tính khó của toán học.
Phát hiện tài năng của con gái, cha mẹ bà đã cố gắng cho bà đi học nhưng họ không đủ khả năng, vì thế bà phải bỏ học và dùng khả năng "trời phú" để biểu diễn kiếm tiền trên đường phố lúc mới 6 tuổi.
"Tôi trở thành trụ cột duy nhất của gia đình và trách nhiệm đó không hề nhỏ với một đứa trẻ", New York Times dẫn lời bà từng nói khi còn sống.
BBC dẫn lời Devi khi nói về khả năng của bản thân: "Đó là món quà của Thượng đế, vì không ai trong gia đình tôi có sở trường về toán".
Bà Devi đã đi vòng quanh Ấn Độ và châu Phi để cổ động trẻ em học toán.
Tân Trung

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Bài ca Sinh viên ra trường


Ngay khi được đăng tải trên một Fanpage của Facebook sáng ngày 23/4, bài thơ đã thu hút được gần 11.000 lượt "like", 4.000 lượt chia sẻ và vô số bình luận khác nhau của cư dân mạng. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát với tựa đề “Thực trạng sinh viên ra trường” được cho là của một tác giả có tên H.M.N. 

Lời bình của VTS:
1. Nói gì thì nói, cứ như trong bài thơ này thì nói chung là anh chị em ta đều : Làm đúng NGHỀ đã học đấy chứ, có chăng chỉ có chú Xây dựng với chị Lập trình là "hơi trái ngành một chút"!
2. Nói đi còn phải nói lại: có phải ai ra trường, cầm tấm bằng rồi cũng là đã "tốt nghiệp" đâu. Thử xem lại mình đi, kiểu học hành của khối cô/chú thì khi ra trường dù bằng khá, bằng giỏi cũng chỉ thuộc diện "XẤU NGHIỆP" thôi à!

Thực trạng sinh viên ra trường


Đầu đường Xây dựng bơm xe
Cuối đường Kinh tế bán chè đậu đen
Ngoại thương mời khách ăn kem
Các anh Nhạc viện thổi kèn đám ma
Ngân hàng ngồi dập đô la
In giấy vàng mã, sống qua từng ngày 
Sư phạm trước tính làm thày
Giờ thay kế toán, hàng ngày tính lô.
Điện lực chẳng dám bô bô,
Giờ đang lầm lũi phụ hồ trên cao.
Lập trình chả hiểu tính sao,
Mở hàng trà đá, thuốc lào...cho vui 
Nông nghiệp hỏi đến ngậm ngùi
"Số em chắc chỉ tiến lùi theo trâu"
Nhìn quanh, Thương mại đi đâu?
Hóa ra là đã nhảy tàu đi buôn.....
Ngoại ngữ vẻ mặt thoáng buồn
Đang ngồi viết sớ, kiêm luôn bói bài. 
Báo chí buôn bán ve chai
Giao thông đi chở thuê ngoài Đồng Xuân.
Bách khoa cũng gặp đôi lần
Buôn đồ điện hỏng, kiếm cân dây đồng
Mỹ thuật thì đang chổng mông
Đục khắc bia mộ, cũng mong lên đời 
Mỏ địa chất mới hỡi ôi
Sáng thồ hai sọt, chào mời mua than
Thuỷ sản công việc an nhàn
Sáng cân mớ cá, cuối làng ngồi rao...!
Hàng hải ngồi gác chân cao
Bao giờ trúng số mua tàu ra khơi 
Bác sĩ, y tá có thời
Học xong về huyện được mời chích heo...

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Lỗi nhỏ - Hậu quả lớn

Có những sơ suất nhỏ - thậm chí rất nhỏ - nhưng có thể mang lại tác hại khủng khiếp. Người lập trình, viết code, không thể chấp nhận sai sót nào dù là nhỏ nhất! Sau đây là thí dụ về một bài học phải trả giá quá đắt của người viết CODE

Dấu gạch nối của NASA - 80 triệu USD


Năm 1962, tàu thăm dò liên hành tinh Mariner 1 trị giá 80 triệu USD của NASA nổ tung chỉ sau mấy phút rời bệ phóng. Nguyên nhân sau đó được phát hiện ra là trong đoạn mã thiết lập tốc độ và quỹ đạo của con tàu đã thiếu một dấu gạch nối. Arthur C. Clarke, tác giả tiểu thuyết "2001: A Space Odyssey" gọi đây là "dấu gạch đắt nhất lịch sử".

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Cá Tháng Tư


Chủ nhật, ngày 01 tháng tư năm 2012

Tin vắn ngày 01 Tháng Tư



Apr 1, 2012 8:15 PMPublicPageviews 58 0
Tin khẩn cấp:


1/ Tổ chức xếp hạng quốc tế các trường Đại học vừa công bố bảng xếp hạng năm 2012 trong đó Việt Nam có nhiều trường lọt vào Top Ten của Châu Á và Top 100 toàn cầu. Phó Thủ tướng đã công bố giải thưởng nóng cho các trường đó, mỗi trường liên hệ ngay với Kho bạc Nhà nước tại địa phương để nhận 100 000 000 đồng thưởng cho mỗi giảng viên của Trường. Bộ Giáo dục có trách nhiệm kiểm tra để số tiền thưởng thực sự đến tay người nhận trước ngày 01 Tháng Năm để kịp cho anh chị em Nhà Giáo vui đón Ngày Lế Lao đông.
2/ Thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục đến cấp Phổ thông Trung học, từ năm học 2012 - 2013: MỌI THANH THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG ở độ tuổi nào đều phải đến nhập học đúng lớp đó. Từ PTTH trở xuống hoàn toàn miễn học phí, học sinh nào Bố mẹ thuộc diện không phải đóng thuế thu nhập được nhận thêm học bổng bằng số tiền qui định cho một người được nuôi dưỡng đối với người đóng thuế thu nhập (hiện nay là 1.600.000 và sẽ được nâng lên).
3/ Do tình hình giáo dục Việt Nam có uy tín quá cao trong khu vực và trên thế giới nên hiện nay số học sinh nước ngoài, đặc biệt từ Châu Âu, Bắc Mỹ đăng ký đến xin học tại Việt Nam quá nhiều, Bộ Giáo dục qui định các Trường phải tuyển chọn nghiêm ngặt, đảm bảo cho học sinh nước ngoài theo học phải có trình độ tương đương học sinh trong nước, không vì chạy theo quan hệ quốc tế mà làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo trong nước.
4/ Theo phản ảnh của các tổ chức xuất bản khoa học thế giới thì hiện nay số công trình khoa học của các Giáo sư, Tiến sĩ, Nghiên cứu sinh Việt Nam chiếm tỷ lệ quá nhiều trên các xuất bản phẩm quốc tế làm cho không những các quốc gia đang phát triển (nghĩa là chưa hề phát triển) mà cả các quốc gia từ xưa vẫn được xem là phát triển khó có công trình lọt vào để được đăng. Điều đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển khoa học và giáo dục ở các quốc gia bạn ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao và tình hữu nghị với các nước bạn. Vì vậy Chính phủ qui định từ nay các nhà khoa học Việt Nam chỉ công bố công trình của mình trên các tạp chí quốc gia. Những nơi nào trên thế giới cần học hỏi tham khảo thì trực tiếp liên hệ với các Nhà xuất bản Việt Nam để xin được đăng lại.
5/ Còn nhiều, còn nhiều, nhưng sợ các bạn đọc xong phải nhập Viện Trâu Quỳ hết nên chỉ dừng lại đây...

Đăng một Nhận xét