Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010

Cải cách! Cải cách!

Đề thi Văn sau cải cách giáo dục!!!

(Chuyện bịa không nhằm đả kích ai - Ai ngu mà tin thì mặc kệ !)

Nhiều người thắc mắc về cấu trúc đề thi văn 2011, nhóm phóng vớ phóng vẩn đã tìm hiểu thông tin và trao đổi trực tiếp với những người không có trách nhiệm ở Bộ Giáo dục và Đào tạo về khuynh hướng ra đề năm sau.
Và đây là một sồ thông tin "tuyệt mật":
Với tinh thần mới trong thời kì hội nhập cạnh tranh WTO nên nội dung đề sẽ bám sát tình hình thời sự dất nước, hoàn toàn không có trong giáo khoa và không đánh đố thí sinh.
Đề văn "mở"  năm 2010 sẽ có cấu trúc cơ bản sau:


Loại đề :  Trắc nghiệm khách quan kết hợp tự luận .
Nội dung: Tất cả những gì đã học và/hoặc chưa học.

Chi tiết:

I. Thí sinh chọn 1 câu trả lời trong các câu sau:


Một số câu hỏi ví dụ:

1. Ở cuối truyện TẤM CÁM mẹ con CÁM đã bị đem ra làm loại thức ăn nào sau đây? (1 đ)A: Làm khô
B: Làm mắm
C: Làm tương
D: Làm nem


2. Thị Nở đã nấu nồi cháo gì cho Chí Phèo ăn? (1đ)
A: Cháo gà
B: Cháo tu hài
C: Cháo hành
D: Cháo bào ngư

3. Hồ Xuân Hương sinh thời là một người rât phóng khoáng. Bạn có biết bà từng "quan hệ" với danh sĩ nào ? (1đ)A: Nguyển Du
B: Phạm Đình Hổ
C: Nguyễn Đình Thi
D: Nguyễn Tuân
* Từ "quan hệ" được trích theo sách giáo khoa lớp 10 - Nhà xuât bản giáo dục.


4. Thi sĩ Hàn Mặc Tử chết do? (1đ)
A: Bệnh phong
B: Bệnh ghẻ
C: Bệnh H5N1
D: Bệnh HIV



5.
"Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạng mạng độ thiên không"


Trong câu thơ trên dấu hiệu nào để tác giả biềt cánh chim kia đang về rừng để tìm chốn ngủ? (1đ)
A: Mắt nó lim dim
B: Nó bay loạng choạng
C: Trời có mây
D: Suy luận từ cành chiều tà, mọi động vật phải về rừng nghỉ ngơi

6. "Mày đánh chồng bà đi rồi bà cho mày xem...!" (TẮT ĐÈN - NGÔ TẤT TỐ). Và chị đã cho chúng nó xem thật... thế chị Dậu muốn cho chúng nó xem cái gì? (1đ) ________ (học sinh tự điền)


7. Vưong Thúy Kiều đã trầm mình ở sông? (1đ)
A: Tiền Giang
B: Sông Tiền Đường
C: Sông Lô
D: Sông Hồng


II. Hai câu hỏi phụ: (mỗi câu 1.5đ)


1. Em cảm nhận đề này như thế nào? - Vớ vẩn - Dở hơi - Bình thường - Hay ho - Trí tuệ tuyệt vời
2. Có bao nhiêu người cùng đáp án với em? Soạn tin DT gửi tới số 19001234.


S-FONE, VINAPHONE, KOTEX, OMO, REXONA, MÌ CUNG ĐÌNH, HẠ ÁP ÍCH NHÂN, SIÊU THỊ BIG C ...

 HÂN HẠNH TÀI TRỢ ĐỀ THI NÀY.Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
(Phần đặt quảng cáo: Đề thi đai học, nơi đáng tin cậy cho chiến lược marketing của bạn. Liên hệ ngay... )


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO:
HÃY THI THEO CÁCH CỦA BẠN!
(KHUYẾN MÃI: tặng nhang và chuối cho học sinh nào có ý định bó chiếu khi làm đề thi này)

Thứ Năm, 5 tháng 8, 2010

Nhân dịp mừng thọ Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP tròn 100 tuổi

Đại tướng VÕ NGUYÊN GIÁP - Nhà quân sự thiên tài, người anh hùng của dân tộc Việt Nam

Những đánh giá vị tướng kiệt xuất từ nhiều phía...


Ông Giáp đã xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. Ông đã chỉ huy quân đội tốt trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ. Tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng Điện Biên Phủ, với nỗi hổ thẹn của Quân lực Hoa Kỳ tại Việt Nam, với học thuyết "Chiến tranh Nhân dân", với toàn bộ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.
Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị, trong đó có 30 năm là Tổng tư lệnh Quân đội, ông có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Thông tin chính thống gần đây cho biết: "Tất cả các ý kiến của anh Văn đều được Bộ Chính trị tiếp thu và tán thành trong suốt thời kỳ chiến tranh". Thượng tướng Trần Văn Trà đã từng gọi Đại tướng Võ Nguyễn Giáp là "tư lệnh của tư lệnh, chính uỷ của chính uỷ". Thượng tướng Giáo sư Hoàng Minh Thảo khi được hỏi về trình độ đánh trận của các tướng lĩnh Việt Nam đã trả lời:

Tất nhiên đầu tiên là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Thứ hai là tướng Lê Trọng Tấn. Thứ ba là tướng Hoàng Văn Thái và thứ tư là tướng Nguyễn Hữu An.
Thượng tướng, Giáo sư Hoàng Minh Thảo


Với quân đội, ông thực sự là tấm gương sáng cho các thế hệ tướng lĩnh về đạo đức, sự chuẩn mực, tài cầm quân, nghệ thuật chiến đấu, chiến thắng. Ông là hình ảnh rực sáng, là tượng đài sừng sững trong lòng cán bộ, chiến sĩ, những người đào hào trong chiến dịch Điện Biên Phủ, những người đã xẻ dọc Trường Sơn, đào địa đạo Củ Chi đánh Mỹ. Nếu dân gian có câu: "Người lính dũng cảm trong tay người tướng giỏi" thì khi có ông là Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, những người lính của đạo quân này vốn xuất thân từ nông dân đã trở thành những chiến sĩ kiên cường nhất, bất khuất nhất và bách chiến bách thắng. Nhiều tờ báo của Đảng, của Quân đội, cũng như của công chúng và các kênh truyền hình trong nhiều năm nay đã luôn nhắc đến ông như là một thiên tài quân sự kiệt xuất của người Việt.

Võ Nguyên Giáp là một trong 21 vị danh tướng của thế giới trong 25 thế kỷ qua, từ thời Alexandre Đại đế đến Hannibal rồi đến thời cận hiện đại với Kutuzov, Jukov..., những người đã có chiến công tạo nên bước ngoặt của nghệ thuật chiến tranh.
Ducan Townson, sách Những vị tướng lừng danh
Từ năm 1944-1975, cuộc đời của Võ Nguyên Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, khiến ông trở thành một trong những thống soái lớn của mọi thời đại. Với 30 năm làm tổng tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh. Khó có vị tướng nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui. Sự kết hợp đó xưa nay chưa từng có.
Tướng Peter Mac Donald, nhà nghiên cứu khoa học lịch sử quân sự người Anh
Tài thao lược của tướng Giáp về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại giao... Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùng với sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thầy giáo dạy sử.
Bách khoa toàn thư quân sự Bộ Quốc phòng Mỹ (xuất bản năm 1993)




Trong suốt thời gian đó [quá trình chỉ huy quân đội của vị tổng tư lệnh], ông không chỉ trở thành một huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ 20 và một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của tất cả các thời đại... Ông Giáp là vị tướng duy nhất trong lịch sử hiện đại tiến hành chiến đấu chống kẻ thù từ thế vô cùng yếu, thiếu trang bị, thiếu nguồn tài chính, dù mới đầu trong tay chưa có quân, vậy mà vẫn liên tiếp đánh bại tàn quân của đế quốc Nhật Bản, quân đội Pháp (một đế chế thực dân số 2) và quân đội Mỹ (một trong hai siêu cường thế giới)... Ông Giáp là chuyên gia hiện hữu vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân... là một vị tướng hậu cần vĩ đại của mọi thời đại.
Nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Curay, trong tác phẩm "Chiến thắng bằng mọi giá - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài của Việt Nam"


Trong thời gian gần đây, tại các lễ hội, mít tinh, giải thi đấu thể thao lớn nhỏ trong nhà, ngoài trời, nhiều nam nữ thanh niên đã mang ảnh chân dung của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra vẫy cổ động. Điều này cho thấy, ông không chỉ là thần tượng của thế hệ kháng chiến chống giặc ngoại xâm trước đây mà còn là hình ảnh lẫm liệt trong lòng giới trẻ, thanh niên, trí thức ngày hôm nay. Thế hệ trẻ nhìn nhận lịch sử và ngưỡng mộ ông một cách tự nguyện và chân thành nhất.
Danh tiếng của ông không chỉ bó hẹp ở Việt Nam mà bạn bè năm châu bốn biển khi nhắc đến tên Võ Nguyên Giáp đều bày tỏ sự ngưỡng mộ sâu sắc, các dân tộc châu Phi và Mỹ La-tinh tin rằng chiến thắng Điện Biên Phủ do ông chỉ huy là khởi nguồn cho nền độc lập hôm nay của họ.
Nếu như tiêu chí chọn tướng của Hồ Chủ tịch là "Đánh thắng Đại tướng được phong Đại tướng" thì suốt cuộc đời mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lần lượt đọ sức và đánh thắng 10 đại tướng của Pháp và Mỹ (4 Pháp và 6 Mỹ), chưa kể đến nhiều viên đại tướng của chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Các tướng lĩnh Mỹ khi nhắc đến ông vẫn thường gọi ông là "Đại tướng 5 sao", William Westmoreland gọi ông là "Tướng huyền thoại" (Legendary Giap)... Trong Bách Khoa Toàn Thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như là một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất.
Kỷ niệm 60 năm ngày phát hành số đầu tiên, Thời báo châu Á (Time Asia) đã ra số đặc biệt giới thiệu các "Anh hùng châu Á", gồm các nhân vật làm thay đổi cục diện châu lục trong những thập kỷ gần đây. Những nhân vật được giới thiệu gồm Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiền sư Thích Nhất Hạnh,...[18]
Trong một cuốn sách được xuất bản tại Anh năm 2008 mang tựa đề Great Military Leaders and Their Campaigns (Những nhà lãnh đạo quân sự lớn và những chiến dịch của họ). Một cuốn sách bề thế, dày hơn 300 trang khổ lớn, với hơn 500 tấm ảnh màu minh hoạ của Nhà xuất bản Thames&Hudson dành để giới thiệu 59 nhân vật danh tiếng nhất trong lịch sử các cuộc chiến tranh của thế giới trong 2500 năm qua, xếp theo tình tự thời gian từ cổ đến kim. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được lựa chọn là nhân vật thứ 59, liền kề với Đô đốc Nimitz của Hoa Kỳ, người chỉ huy mặt trận Thái Bình Dương trong Đại chiến II, và cũng là người duy nhất trong 59 nhân vật hiện vẫn còn sống.[19]

Đánh giá của tùy viên quân sự các nước

Ngày 5 tháng 5 năm 2009, nhân kỷ niệm 55 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Đại tướng Giáp đã tiếp 26 tùy viên quân sự của các nước Lào, Nga, Cuba, CHDCND Triều Tiên, Hoa Kỳ,... tại Việt Nam. Các tùy viên quân sự bày tỏ vinh dự vì được gặp mặt Đại tướng, nhà quân sự tài ba. Họ cũng rất ấn tượng đối với những tác phẩm về chiến thuật quân sự của Đại tướng. Họ xin chữ ký của Đại tướng vào những cuốn sách do Đại tướng viết, và tặng Đại tướng biểu tượng của Đoàn tùy viên quân sự nước ngoài tại Việt Nam.[


Chủ tịch UB MTTQ Huỳnh Đảm thăm sức khỏe Đại tướng

Vấn đề sức khỏe hiện nay

Ngày 25 tháng 8 năm 2010, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mừng đại thọ bước sang tuổi 100. Sức khỏe của ông có yếu hơn trước cũng là điều dễ hiểu. Mới đây nhất, ngày 22 tháng 5 năm 2011, Truyền hình quốc gia Việt Nam đã phát sóng chương trình thời sự với hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang thực hiện việc bỏ phiếu thực hiện quyền công dân của mình trong cuộc bầu cử Quốc hội và HDND các cấp, xóa đi những đồn đoán về sức khỏe của ông trên những phương tiện thông tin không chính thống[21]. Trong dịp Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7/2011 vừa qua, Truyền hình Quân đội nhân dân cũng đã phát sóng hình ảnh Trung tướng Lê Hữu Đức - Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đến thăm hỏi một số tướng lĩnh cao cấp đang năm điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong đó có Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Qua theo dõi trong hình ảnh thì sức khỏe Đại tướng đã tốt lên nhiều. [22]

Các tác phẩm chính

   1. Vấn đề dân cày (đồng tác giả với Trường Chinh - Qua Ninh và Vân Đình), 1938;
   2. Đội quân giải phóng, 1947;
   3. Từ nhân dân mà ra, 1964;
   4. Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử, 1964;
   5. Mấy vấn đề đường lối quân sự của Đảng, 1970;
   6. Những năm tháng không thể nào quên, 1972;
   7. Vũ trang quần chúng cách mạng, xây dựng quân đội nhân dân, 1972;
   8 và 9. Những chặng đường lịch sử (gồm 2 tác phẩm đã in trước đó là Từ nhân dân mà raNhững   năm tháng không thể nào quên), 1977;
 10. Chiến đấu trong vòng vây, 1995;
 11. Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, 1979;
 12. Đường tới Điện Biên Phủ;
 13. Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử;
 14. Tổng hành dinh trong mùa xuân đại thắng, 2000.


Thứ sáu, 09/04/2010 09:18
 BẶP NGƯỜI LÍNH ĐÃ MÃ HÓA BỨC ĐIỆN MẬT CỦA ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP TRONG CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH/1975


Đại tá Nguyễn Đức Mãi
(ĐSCT) Trong những ngày cả nước chuẩn bị kỷ niệm 35 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, chúng tôi có dịp gặp người đã mã hoá bức điện mật “thần tốc, táo bạo” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước lúc truyền qua vô tuyến điện trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Ông là đại tá Nguyễn Đức Mãi, một trong những người lính cơ yếu đầu tiên của Đoàn 559.

MỘT THỜI XẺ DỌC TRƯỜNG SƠN ĐI CỨU NƯỚC

Trong căn nhà được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ, nép bên con hẻm cụt ở phường Hưng Bình, TP. Vinh, Nghệ An, cựu đại tá cơ yếu của Đoàn 559 rót nước mời chúng tôi. Năm nay 84 tuổi, tóc đã nhuốm bạc nhưng trông ông Nguyễn Đức Mãi rất minh mẫn và ánh mắt rạng ngời lên qua mỗi câu chuyện về một thời hào hùng xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.
Quê gốc của ông ở xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Ông được kết nạp vào Đảng lúc mới 23 tuổi, sau đó huyện đội cử đi học lớp địch vận, rồi học lớp cán bộ chính trị. Là đảng viên lại đã học xong lớp chính trị nên ông tiếp tục được chọn đi học lớp cơ yếu để chuẩn bị cho các chiến dịch lớn. Sau sáu tháng học tập, ông được phân về khu vực cảng Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh và cảng Hòn La (Quảng Bình) để theo dõi tình hình tàu thuyền lạ qua lại vùng biển này.

Khi Đoàn 559 ra đời với nhiệm vụ vận tải quân sự phục vụ chiến trường, ông được Bộ tổng tham mưu điều về đây nhận nhiệm vụ ở tổ điện đài do đại úy Chu Đăng Chữ phụ trách. Đoàn 559 đóng tại khu vực khe Hó, hướng tây huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị. Tổ điện đài được đặt ở đỉnh 1701 động Voi Mẹp nằm ở phía bắc đường 9. Thời gian này, tổ điện đài hoạt động trong hang đá giữa rừng sâu và liên tục phải di chuyển chỗ ở. Để tránh bị lộ, mọi công việc đều phải tiến hành vào ban đêm với khẩu hiệu “ở không nhà, đi không dấu, nấu không khói, nói không thành tiếng” và cứ vài ngày lại phải di chuyển địa điểm một lần.

Khoảng tháng 4-1964, quân ngụy Sài Gòn phối hợp với phỉ Vàng Pao tổ chức những trận càn quét dọc hành lang đường 9. Khi bị địch phát hiện, ông Mãi cùng đồng đội vừa phải chống cự vừa bảo vệ thiết bị thông tin và những tài liệu quan trọng chưa kịp chuyển vào Nam. Trong trận càn này, hai đồng chí của ông là Trần Tương (quê Quảng Nam) và Nguyễn Đức Thông (quê ở huyện Diễn Châu, Nghệ An) đã bị địch bắt. Trước hai chiến sĩ cơ yếu trung kiên, địch không khai thác được gì nên ra tay sát hại rồi vứt xác trong rừng. Sau khi địch rút đi, đồng bào dân tộc Vân Kiều đã đưa họ về chôn cất.

Hoạt động trong vùng rừng thiêng nước độc, luôn phải đối diện với thiếu thốn, bệnh sốt rét và cái chết có thể đến bất ngờ nhưng họ đã vượt qua tất cả. Những chuyến hàng từ hậu phương đều đặn được vận chuyển ra tiền tuyến. Hàng ngàn công văn, tài liệu, điện mật được đảm bảo từ Bắc vào Nam không lộ bí mật. Những công việc thầm lặng của Đoàn 559 đã góp phần tạo nên một đường Trường Sơn huyền thoại với những chiến công lẫy lừng.
ĐƯA MỆNH LỆNH ĐẾN TOÀN QUÂN

Ngày 7-4-1975, Đoàn 559 nhận được một bức điện mật rất quan trọng từ Bộ tổng tham mưu với nội dung “Thần tốc, thần tốc hơn nữa! Táo bạo, táo bạo hơn nữa! Tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới mặt trận. Giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng! Truyền đạt tức khắc đến đảng viên, chiến sĩ”. Bức điện mật này là mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp thông báo đến toàn quân. Đoàn 559 được giao nhiệm vụ mã hoá trước lúc phát lên vô tuyến điện tín. Người chỉ đạo trực tiếp mã hoá bức mật thư này là đại tá Nguyễn Đức Mãi.

“Là lính của Đoàn 559, tôi đã thực hiện giải mã, mã hoá hàng ngàn bức mật điện. Nhưng vinh dự nhất của cuộc đời làm lính cơ yếu của tôi là được giao nhiệm vụ mã hoá mệnh lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhận thức được trọng trách đó và tầm quan trọng của bức điện này nên tôi phải thực hiện kỹ càng từng ly từng tý, không được để sơ sót dù rất nhỏã” - ông kể.

Sau một đêm vật lộn với từng ký hiệu, ngày hôm sau nội dung bức điện được mã hoá theo các từ khoá mới đã quy ước với các đơn vị tiếp nhận để truyền qua sóng vô tuyến điện. Ông Mãi bồi hồi nhớ lại: “Sau khi mệnh lệnh được truyền đi, tôi hồi hộp chờ đợi xem có biến động gì không. Suốt ngày tôi cứ nghe ngóng các đài nước ngoài đang rất chú ý và theo sát cuộc chiến tranh Việt Nam xem có bị lộ không. Đó là những ngày vừa căng thẳng vừa hồi hộp nhất của tôi”.

Trưa 30-4-1975, giữa đại ngàn Trường Sơn, ông Mãi lại vinh dự đón nhận bức điện mật của Bộ chỉ huy mặt trận cánh đông do trung tướng Lê Trọng Tấn chuyển về với nội dung: “...toàn bộ Lữ đoàn 203, E9, E66PB, CX của Quân đoàn 2 đã vào Sài Gòn chiếm lĩnh dinh Độc Lập, bắt Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu cùng nhân viên cao cấp ngụy Sài Gòn đang họp. Bắt Dương Văn Minh ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng (12 giờ, giờ Sài Gòn).

- Quân đoàn 2 đang tiếp tục bố trí lực lượng
- Quân đoàn 4 đang tiếp tục chiếm lĩnh các mục tiêu”
Bức điện nhanh chóng được giải mã, truyền ra Bộ tổng tham mưu ở Hà Nội.

Sau giải phóng, Đoàn 559 chuyển thành Tổng cục kinh tế, đại tá Nguyễn Đức Mãi về làm Phó hiệu trưởng Trường cơ yếu quân đội, đến năm 1981 là hiệu trưởng của trường này cho đến lúc nghỉ hưu.

VĂN TÌNH